Trang chủ » Hôi Miệng » Dấu hiệu bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Dấu hiệu bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Thông qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu chính xác khái niệm bệnh cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng này.

chảy máu chân răng là bệnh gì?

Dấu hiệu bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là tình trạng phần mô mềm ở răng, dây chẳng, xương ổ răng…gặp những thương tổn nhất định. Điều này khiến cho mạch máu ở khoang miệng bị vỡ, gây ra chảy máu.

Chảy máu chân răng ban đầu có thể chỉ là nướu bị sưng tấy nên khi chạm tay vào hay đánh răng sẽ cảm thấy đau và chảy máu. Nếu không điều trị sớm thì có thể xuất hiện máu cả khi bạn ăn uống, xỉa răng…

Đây là một tín hiệu của cơ thể cho thấy răng miệng đang gặp vấn đề. Chính vì vậy mà bạn cần tới nha sĩ để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Việc ngó lơ, không điều trị có thể khiến cho răng miệng gặp phải nhiều vấn đề rắc rối khác nhau phụ thuộc vào vấn đề bạn mắc phải.

Một số nguyên do gây chảy máu chân răng

Có thể bạn đã nắm được đại khái chảy máu chân răng là bệnh gì thông qua phần định nghĩa phía trên. Nguyên do chủ yếu nhất khiến cho bạn có thể bị chảy máu chân răng là việc răng miệng gặp vấn đề, khiến vi khuẩn có thể sinh sôi, tích tụ lại tại các mảng bám trên răng, gây tổn thương lợi.

Một số nguyên nhân chính khiến răng miệng gặp vấn đề bao gồm:

  • Mắc bệnh lý về răng miệng

Mắc vấn đề bệnh lý răng miệng là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn có thể gặp tình trạng chảy máu chân răng. Trong đó chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của một trong số các dạng bệnh lý sau:

– Viêm nướu: Đây là một dạng bệnh được cho là nhẹ nhất khi gặp vấn đề về răng miệng. Các mảng bám thức ăn tích tụ trên bề mặt răng lâu dài khiến nướu bị viêm. Triệu chứng thường thấy của viêm nướu là sưng đỏ nướu, dễ chảy máu khi đánh răng.

– Viêm nha chu: Bệnh lý này được miêu tả là mô nướu bị tách ra khỏi răng khiến cho vi khuẩn có hại có cơ hội tích tụ lại gây ra nhiễm trùng. Dấu hiệu của bệnh viêm nha chu gồm có nướu bị sưng tấy, chảy máu chân răng, nướu bị tụt, lở loét miệng…

Nếu bệnh nhân mắc viêm nha chu thì cần tiến hành điều trị sớm để hạn chế tình trạng tổn thương lâu dài cho răng cũng như phần xương nâng đỡ răng.

– Tình trạng áp xe răng: Một khi răng bị nhiễm trùng thì cũng có thể xảy ra tình trạng chân răng bị chảy máu. Lúc này chân răng có thể xuất hiện những túi mủ, khu vực mặt có răng bị áp xe có thể bị sưng đi kèm với sốt cao.

– Chân răng bị tiêu xương: Là một dạng bệnh lý suy giảm chất lượng xương ổ răng. Chúng dẫn tới nhiều vấn đề khác nhau của răng miệng. Tiêu xương chân răng có thể gây ra tình trạng tụt nướu, chảy máu chân răng…

  • Vệ sinh răng miệng sai cách

Ngoài những bệnh lý có thể gây chảy máu chân răng thì vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng khiến cho chân răng chảy máu. Chẳng hạn như:

– Việc bạn dùng bàn chải có đầu lông chải quá cứng có thể làm cho răng và nướu bị tổn thương và gây ra tình trạng chảy máu răng miệng.

– Sử dụng chỉ nha khoa là rất tốt trong việc loại bỏ tối đa mảng thức ăn bám ở trên các kẽ răng. Tuy nhiên nếu lạm dụng chỉ nha khoa hay sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra tác dụng ngược như tổn thương lợi, chảy máu răng.

– Việc đánh răng không đúng cách cũng sẽ dẫn tới những tổn thương nhất định gây chảy máu. Chẳng hạn như khi bạn đánh quá mạnh thì lợi có thể sẽ bị tổn thương. Hoặc việc đánh răng qua loa sẽ khiến cho vi khuẩn, mảng thức ăn không được loại bỏ hết, gây viêm cho răng miệng.

  • Cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng

Việc cơ thể thiếu đi những chất dinh dưỡng cũng sẽ khiến cho chân răng chảy máu. Trong đó thiếu đi vitamin C sẽ khiến răng miệng dễ bị viêm nhiễm vi khuẩn hơn. Vitamin K không được cung cấp đủ sẽ khiến quá trình đông máu bị ảnh hưởng, dễ gây hiện tượng chảy máu chân răng.

Bên cạnh đó việc cơ thể không có đủ lượng vitamin D cần thiết thì khả năng hấp thụ canxi để răng chắc khỏe hơn cũng sẽ kém đi. Các bệnh lý răng miệng dễ xảy ra hơn.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Trong trường hợp bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu, thuốc tránh thai…cũng có thể gây ra tình trạng chân răng bị chảy máu. Tuy nhiên thì việc chảy máu chân răng này cũng có thể ngưng khi bạn ngưng sử dụng thuốc.

Vậy nên trong quá trình sử dụng bất kỳ loại thuốc gì bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về những tác dụng phụ để nắm được liệu chúng có gây ảnh hưởng tới răng miệng không.

  • Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì tình trạng chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra nếu như bạn hút thuốc quá nhiều. Bởi thuốc lá có chứa những thành phần có thể gây tổn thương nướu, lợi.

Đối với chị em phụ nữ thì việc hormone thay đổi cũng có thể làm gia tăng nguy cơ chảy máu răng.

Hoặc trong trường hợp răng mọc lệch, người mắc bệnh gan, tiểu đường, ung thư máu…cũng có thể gặp tình trạng chân răng chảy máu.

Một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng

Bạn đã có thể nắm được một số tác nhân khiến cho răng bị chảy máu. Nhưng để xác định được chính xác vấn đề bản thân gặp phải thì bạn cần tới nha sĩ để tiếp nhận thăm khám, chuẩn đoán bệnh.

Đồng thời bạn cũng sẽ cần phải lưu ý thực hiện một vài biên pháp dưới đây để hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng,

  • Việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày là điểm cần chú ý đầu tiên. Bạn sẽ cần đánh răng 2 lần mỗi ngày, hoặc tốt nhất là đánh răng sau mỗi bữa chính trong ngày khoảng 30 phút để loại bỏ tối đa các mảng thức ăn bám ở trên răng.
  • Bàn chải bạn sử dụng cần là loại bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương cho nướu. Không chỉ vậy bàn chải còn cần được thay mỗi 3 tháng một lần để hạn chế khả năng viêm lợi, viêm nướu.
  • Các bước đánh răng cũng cần thực hiện đúng cách. Thời gian mỗi lần đánh răng cần phải trong khoảng 2 đến 3 phút. Cách tốt nhật là chải răng theo vòng tròn để hạn chế thương tổn cho nướu.
  • Sau khi đánh răng xong bạn cũng nên súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn còn bám lại trên răng.
  • Việc khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần cũng sẽ giúp nha sĩ phát hiện được sớm các vấn đề của răng miệng để có biện pháp điều trị thích hợp.
  • Bạn cũng nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cho bữa ăn hàng ngày để giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó vitamin C có nhiều trong chanh, táo, cam…Vitamin K có trong các loại rau như cải xoăn, bông cải, bắp cải…Còn trong cá ngừ, cá hồi, tôm…có chứa nhiều vitamin D.
  • Nếu có thói quen sử dụng thuốc lá, các chất có cồn như rượu bia thì nên kiêng dần để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như các bệnh lý răng miệng gây chảy máu chân răng.
  • Nếu như chảy máu chân răng là do tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định mức độ ảnh hưởng. Từ đó có thể điều chỉnh lại loại thuốc nếu cần thiết. Tuyệt đối không nên tự ý thay đổi thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Chắc hẳn bạn đã nắm được sau khi đọc hết bài viết này. Mong rằng sau đây bạn sẽ có những cách thức để chăm sóc bản thân tốt hơn, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 03.56.56.52.52 để được hỗ trợ.

 

Bài liên quan

TOP 5 Cách chữa hôi miệng bằng chanh siêu đơn giản tại nhà!

Hôi miệng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nhiều...

Mách bạn 5 cách chữa sâu răng hôi miệng đơn giản!

Cách chữa sâu răng hôi miệng tương đối đa dạng và có mức độ hiệu quả...

Nên chữa hôi miệng ở đâu tại Hà Nội?

Chữa hôi miệng ở đâu thì đảm bảo độ tin cậy, uy tín khi hiện nay có vô...

Mách bạn cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo

Cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo được biết tới là dễ áp dụng mà...

Tìm hiểu về triệu chứng hôi miệng

Triệu chứng hôi miệng là như thế nào? Do đâu mà chúng ta gặp phải tình trạng...

Tìm hiểu về thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng?

Tìm hiểu và sử dụng đúng loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng là...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.