Trang chủ » Hôi Miệng » Trị hôi miệng bằng nước muối có được không? Cách thực hiện chuẩn?

Trị hôi miệng bằng nước muối có được không? Cách thực hiện chuẩn?

Hôi miệng gặp ở hơn 40% dân số hiện nay, gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của người mắc phải. Có nhiều phương pháp giúp giảm mùi an toàn được nhiều người áp dụng và ghi nhận hiệu quả tích cực. Một trong số đó là cách trị hôi miệng bằng nước muối. Vậy, cách thực hiện biện pháp này ra sao, có thực sự tốt như “lời đồn”?

Trị hôi miệng bằng nước muối

Vì sao chúng ta có thể trị hôi miệng bằng nước muối?

Muối không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày mà còn đóng góp trong việc làm đẹp, trị bệnh mang lại hiệu quả cao, được người dân ngàn đời nay sử dụng rộng rãi.

Hiện nay, có 3 dạng muối thường gặp nhất: muối tinh, muối thô và muối iot. Trong đó, loại được dùng để trị hôi miệng là dạng thô và dạng tinh.

Vậy, nhờ vào những yếu tố nào để có thể trị hôi miệng bằng nước muối?

  • Muối còn có đặc tính dễ nhận biết nhất là mặn, chính điều này giúp lọa gia vị này có khả năng kháng sưng viêm, giảm tình trạng nhiễm trùng rất hiệu quả.

Đó là lý do vì sao nước muối pha loãng với những tỷ lệ khác nhau lạ có thể được ứng dụng nhiều hoc điều trị giảm đau, sát trùng vết thương hở, tránh nhiễm trùng. Với răng miệng, kiên trì thực hiện súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần được ghi nhận giúp giảm các bệnh lý về răng miệng đáng kể.

  • Các chuyên gia khuyến khích việc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày ngay sau khi đánh răng xong để bảo vệ nướu khỏi viêm nhiễm, răng chắc khỏe, giảm mùi hôi khó chịu ở những người bị bệnh nha chu, sâu răng, cao răng, giảm bựa trắng trên bề mặt lưỡi,…
  • Muối được ghi nhận có tác dụng rất tốt trong giảm viêm loét miệng, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, giúp vết thương nhanh sẽ lành.
  • Hơn nữa, muối cũng là loại gia vị rẻ tiền, dễ mua, dễ kiếm, an toàn và phù hợp với mọi đối tượng bị mắc bệnh hôi miệng nên được sử dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình điều trị và phòng ngừa chứng bệnh này.

* Tuy nhiên, để trị hôi miệng bằng nước muối đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần chú ý đến cách thức thực hiện và tỷ lệ phù hợp. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

Cách thức thực hiện trị hôi miệng bằng nước muối đúng “chuẩn”

  • Sử dụng nước muối loãng:

Có hai cách giúp bạn có dung dịch nước muối dùng để súc miệng đúng “chuẩn”:

– Tự pha nước muối tại nhà:

Trị hôi miệng bằng nước muối loãng là cách đơn giản nhất để giảm bớt mùi hôi miệng khó chịu. Tỷ lệ lý tưởng để pha là 1 lít nước và 9g muối, đây là độ mặn phù hợp để sát khuẩn và an toàn với cơ thể con người.

Nhiều người quan niệm rằng, nước muối càng mặn càng có khả năng sát khuẩn tốt hơn, thậm chí ngậm cả muối hạt để diệt khuẩn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nồng độ muối quá cao sẽ làm bỏng rát niêm mạc ở họng, miệng vốn rất mỏng manh, tốt nhất nên pha theo đúng tỷ lệ được các chuyên gia khuyến cáo.

Nên chọn mua muối sạch, dùng nguồn nước đảm bảo vệ sinh để tạo ra dung dịch súc miệng không lẫn tạp khuẩn.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 9g muối tinh hoặc muối thô (nên dùng muối tinh để giảm bớt tạp chất), nước sạch 1 lít (tốt nhất dùng nước đã qua máy lọc hoặc nước đóng chai của các thương hiệu uy tín).
  • Bước 2: Đun sôi nước và để nguội.
  • Bước 3. Hòa muối vào nước đã để nguội theo tỷ lệ 1 lít nước – 9g muối và để lắng cặn
  • Bước 4: Chắt phần nước muối trong vào một chai thủy tinh sạch dùng dần, để nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh ảnh nắng nóng hoặc nơi có độ ẩm cao.

– Cách nhanh nhất là bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng, loại này giá thành rẻ và tiện dụng, an toàn với mọi người, kể cả trẻ sơ sinh.

  • Sử dụng muối và chanh:

Nếu bạn không gặp tình trạng răng ê buốt có thể áp dụng phương pháp trị hôi miệng bằng nước muối và chanh.

Muối có tính sát khuẩn cao, trong khi chanh có vị chua, chứa thành phần axit đậm đặc nên sự kết hợp này giúp lọa bỏ hiệu quả các mảng bám ở răng, nhờ đó giảm tác nhân gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng.

Cách thực hiện như sau:

– Sử dụng ¼ quả chanh (loại vừa) vắt lấy nước cốt hòa vào khoảng 200ml nước ấm (khoảng 40 độ) với 1, 8 – 2g muối.

– Vì tính axit trong chanh dùng nhiều có thể gây hại cho men răng, tốt nhất nên thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để đảm bảo lọa bỏ hiệu quả các mảng bám trên răng, đồn thời bảo vệ răng không bị ê buốt.

  • Trị hôi miệng bằng nước uối và ngò gai (mùi tàu)

Rau mùi tàu có tính ấm, vị đắng, mùi thơm hắc. Loại cây này có nhiều công dụng tốt được đông y ứng dụng nhiều trong các thang thuốc chữa bệnh giúp kiện kỳ, sơ phong, giúp thanh nhiệt, giải độc, thanh khí, kích thích hệ tiêu hoá, mùi thơm của loại rau thơm này còn giúp khử mùi hôi ở răng miệng rất hiệu quả.

Tốt nhất là bạn hãy chọn những lá rau mùi sạch, còn tươi, ngâm trong nước muối loãng để khử các tồn dư của thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Tiếp đó, cho vào nước và sắc đặc, thêm ít muối để súc miệng mỗi lần đánh răng xong.

Kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đáng kể mùi hôi miệng khó chịu, tự tin hơn trong giai tiếp hàng ngày.

  • Trị hôi miệng bằng nước muối và baking soda

Baking soda dạng bột có khả năng loại bỏ các mảng bám trên răng, nhờ đó giúp làm trắng và giảm mùi hôi ở miệng khá hiệu quả nên có thể được thực hiện ngay tại nhà với tỷ lệ pha được hướng dẫn như sau:

Bạn cần chuẩn bị 300ml nước sạch (nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc, nước đóng chai,…). Tiếp đó, hòa 1 thìa muối, 1 thìa baking soda vào phần nước sạch vừa chuẩn bị rồi khuấy đều.

Dùng hỗn hợp này để súc miệng 2 lần / ngày và nhớ súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ những cặn bẩn cho hỗn hợp trước đó làm mài mòn. Thực hiện đều đặn hàng ngày để đạt được hiệu quả như ý.

Trị hôi miệng bằng nước muối có gây hại gì không?

Trị hôi miệng bằng nước muối về cơ bản rất an toàn cho cơ thể con người và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, có một số vấn đề nhiều người thường mắc phải khiến cho việc trị mùi hôi miệng không đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Pha nước muối sai tỷ lệ, thường quá mặn vượt quá 0,9% với suy nghĩ càng mặn thì càng có tác dụng diệt khuẩn nhưng bạn không biết rằng: nồng độ muối quá cao sẽ gây ra những tổn thương đến các tế bào nhạy cảm, mỏng manh bên trong khoang miệng.

Do đó, để tránh tình trạng pha sai tỷ lệ, pha theo cảm quan của từng người, không chính xác, tốt nhất hãy mua nước muối sinh lý pha sẵn ở các tiệm thuốc tây.

  • Nước muối có đặc tính dược lý nhẹ nên để thấy được hiệu quả cần sử dụng liên tục, kiên trì trong thời gian dài.
  • Bên cạnh việc trị hôi miệng bằng nước muối, bạn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ cay nóng, thức ăn có gia vị nặng mùi,…
  • Nếu miệng hôi có nguyên nhân từ các bệnh lý, bạn cần chủ động đến thăm khám, điều trị tại các cơ sở y tế để được thoi dõi, điều trị dứt điểm nguồn gốc của tình trạng hôi miệng.
  • Nước muối chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị, giảm mùi hôi miệng chứ khôn có tác dụng thay thế các phương pháp để điều trị.

Mọi thắc mắc về cách trị hôi miệng bằng nước muối, bạn vui lòng liên hệ theo Hotline: 03.56.56.52.52 hoặc chat trực tuyến để được giải đáp cụ thể.

Bài liên quan

TOP 5 Cách chữa hôi miệng bằng chanh siêu đơn giản tại nhà!

Hôi miệng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nhiều...

Mách bạn 5 cách chữa sâu răng hôi miệng đơn giản!

Cách chữa sâu răng hôi miệng tương đối đa dạng và có mức độ hiệu quả...

Nên chữa hôi miệng ở đâu tại Hà Nội?

Chữa hôi miệng ở đâu thì đảm bảo độ tin cậy, uy tín khi hiện nay có vô...

Mách bạn cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo

Cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo được biết tới là dễ áp dụng mà...

Tìm hiểu về triệu chứng hôi miệng

Triệu chứng hôi miệng là như thế nào? Do đâu mà chúng ta gặp phải tình trạng...

Dấu hiệu bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến mà ai...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.