Trang chủ » Hôi Miệng » Bệnh hôi miệng ở người lớn: Nguyên nhân va cách khắc phục hiệu quả

Bệnh hôi miệng ở người lớn: Nguyên nhân va cách khắc phục hiệu quả

Hôi miệng là một triệu chứng bệnh lý gây nên hơi thở có mùi khó chịu. Tuy là chứng bệnh này không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng ở người lớn? Cách khắc phục tình trạng này ra sao? Cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé !

Các dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng ở người lớn

Hôi miệng là tình trạng hơi thở tỏa ra mùi hôi khó chịu. Đây là một tình trạng không hề hiếm gặp, tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh.  

Để tự kiểm tra xem mình có bị hôi miệng hay không, các bạn hãy để ý đến các dấu hiệu dưới đây:

  • Hơi thở phát ra mùi hôi khó chịu, đặc biệt là vào sáng sớm khi vừa thức dậy, vào buổi chiều khi đi làm về, khi đói bụng hoặc cơ thể mệt mỏi.
  • Đột ngột gặp phải các vấn đề về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, viêm nướu răng (nha chu)
  • Thấy có cao răng bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi
  • Khô miệng, lượng nước bọt được tiết ra ít

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh hôi miệng. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện trên đây, các bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng ở người lớn

Bệnh hôi miệng ở người lớn

Bệnh hôi miệng ở người lớn

Bệnh hôi miệng ở người lớn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây:

 

Tiêu thụ những thực phẩm nặng mùi

 

Một nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến là việc ăn các loại thực phẩm có mùi như: hành, tỏi, sầu riêng, lạc,… Các thành phần gây mùi hôi trong các loại thực phẩm này sẽ đi vào đường máu và được giải phóng vào phổi sau khi chúng được tiêu hóa….Từ đó, khiến cho hơi thở của bạn phát ra mùi khó chịu.

 

Vệ sinh răng miệng kém

 

Khi bạn không đánh răng kỹ càng, làm sạch được các kẽ răng hay làm sạch lưỡi sẽ khiến các mảnh thức ăn vẫn còn sót lại trong miệng. Các mảnh thức ăn này sau khi bị vi khuẩn phân hủy và có thể phát ra mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng.

 

Bệnh nha chu

 

Bệnh nha chu có thể là nguyên nhân khiến bạn phát ra hơi thở có mùi khó chịu. Nếu bạn không đánh răng kỹ sẽ khiến cho các mảng bám không được loại bỏ triệt để. Theo thời gian, các mảng bám sẽ cứng lại dưới đường viền nướu, tạo thành vôi răng. Khi đó, bạn sẽ phải đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để loại bỏ chúng. 

Các mảng bám có thể gây kích thích nướu, tạo nên các túi nha chu ở khu vực giữa răng và nướu. Các hạt thức ăn có thể bám tại đó và gây ra bệnh hôi miệng. Đối với trường hợp này, để loại bỏ mùi hôi miệng tận gốc thì bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách.

 

Hút thuốc lá 

 

Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh hôi miệng ở người lớn phổ biến nhất. Các sản phẩm thuốc lá có thể khiến cho lớp niêm mạc miệng bị khô. Từ đó, dẫn đến hơi thở có mùi nặng khó chịu. Ngoài ra, các chất độc có trong thuốc lá còn có thể gây ra một số bệnh lý về răng miệng như: bệnh nha chu, nấm Candida miệng, ung thư khoang miệng,…

 

Khô miệng

 

Nước bọt đảm nhiệm vai trò cuốn trôi các mảnh thức ăn còn dư thừa trong miệng, giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ và thông thoáng. Do đó, việc giảm sản xuất và tiết nước bọt sẽ gây ra chứng khô miệng tạm thời và khiến hơi thở toát ra mùi hôi khó chịu. Đây được cho là lý do tại sao phần lớn mọi người thường nhận thấy hơi thở của mình có mùi khó chịu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Đối với các trường hợp bị hôi miệng do khô miệng kéo dài, tốt nhất là các bạn nên đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.

Thói quen uống cà phê

Việc uống cà phê mối ngày cũng được coi là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng ở người lớn. Điều này là do chất caffeine có trong cà phê có thể khử nước trong khoang miệng, do đó có thể khiến miệng bạn bị khô. Đồng thời, làm chậm quá trình tiết ra nước bọt. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hôi miệng sinh sôi nảy nở và khiến cho hơi thở của bạn có mùi khủng khiếp.

Chế độ dinh dưỡng có nhiều đường

Bên cạnh các thực phẩm nặng mùi, chế độ ăn uống có nhiều đường cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh hôi miệng ở người lớn. Việc tiêu thụ các thực phẩm có lượng đường cao sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển rầm rộ trong miệng của bạn. Khi các thực phẩm này bị phân hủy sẽ sản sinh các axit amino chứa rất nhiều hợp chất sulphur, từ đó khiến cho hơi thở không còn được thơm tho nữa.

Một số bệnh lý khác

Bên cạnh nguyên nhân do vi khuẩn gây mùi, thì bệnh hôi miệng có thể bắt nguồn từ một số vấn đề về sức khỏe như: viêm amidan, đái tháo đường, bệnh tại gan và thận, các bệnh về dạ dày – ruột hoặc rối loạn hô hấp.

Mách bạn cách điều trị bệnh hôi miệng ở người lớn hiệu quả

Để lấy lại sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày, các bạn có thể thực hiện một số cách trị hôi miệng dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn hãy nhớ chải răng ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ và thay đổi bàn chải đánh răng  mới sau khoảng 2 đến 3 tháng.
  • Làm sạch các kẽ răng: Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng sẽ ngăn ngừa việc thức ăn và mảng bám tích tụ ở vùng kẽ răng, vì việc đánh răng chỉ làm sạch một phần của khoang miệng.
  • Cạo lưỡi hàng ngày: Vi khuẩn, thức ăn thường tích tụ trên bề mặt lưỡi, đặc biệt là ở những có thói quen hút thuốc lá, do đó bạn nên sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ các mảng bám trên bộ phận này.
  • Ngăn ngừa tình trạng khô miệng: Bạn nên bổ sung nước thường xuyên và hạn chế những thực phẩm hoặc đồ uống có chứa đường, tính axit hoặc caffeine. Nếu tình trạng khô miệng kéo dài dai dẳng, thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
  • Chế độ dinh dưỡng: Nếu bị hôi miệng, bạn nên ăn những thực phẩm làm tăng bài tiết nước bọt như dâu tây, táo, mía,….để loại bỏ các mảng bám trên răng và từ đó làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả.
  • Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su sau bữa ăn có thể giúp lượng nước bọt được sản xuất ra nhiều hơn. Ngoài ra, một số thành phần có trong kẹo cao su có thể giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, đồng thời khiến cho hơi thở trở nên thơm mát và dễ chịu.
  • Đi thăm khám nha khoa: Để điều trị hôi miệng dứt điểm, bạn cần phải đi đến các phòng khám nha khoa để được kiểm tra, xác định nguyên nhân chính xác gây hôi miệng do đâu. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Việc đi thăm khám nha khoa định kỳ cũng rất cần thiết để sớm phát hiện các vấn đề bất thường.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn có thể bổ sung các kiến thức cơ bản về bệnh hôi miệng ở người lớn để chủ động phòng ngừa tình trạng khó chịu này. Nếu có băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 để được giải đáp một cách sớm nhất.

Bài liên quan

TOP 5 Cách chữa hôi miệng bằng chanh siêu đơn giản tại nhà!

Hôi miệng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nhiều...

Mách bạn 5 cách chữa sâu răng hôi miệng đơn giản!

Cách chữa sâu răng hôi miệng tương đối đa dạng và có mức độ hiệu quả...

Nên chữa hôi miệng ở đâu tại Hà Nội?

Chữa hôi miệng ở đâu thì đảm bảo độ tin cậy, uy tín khi hiện nay có vô...

Mách bạn cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo

Cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo được biết tới là dễ áp dụng mà...

Tìm hiểu về triệu chứng hôi miệng

Triệu chứng hôi miệng là như thế nào? Do đâu mà chúng ta gặp phải tình trạng...

Dấu hiệu bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến mà ai...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.