Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Tử Cung » Bệnh Tử Cung » Biểu hiện của ung thư tử cung

Biểu hiện của ung thư tử cung

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thu cổ tử cung khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Đây là căn bệnh có mức độ phổ biến thứ hai trên thế giới mà chị em hay mắc phải và gây ra những hệ lụy rất đáng tiếc đến sức khỏe sinh sản, thậm chí tính mạng người bệnh. Chủ động nhận biết các biểu hiện của ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh, cũng như điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh.

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung

Biểu hiện của ung thư cổ tử cung

* Bệnh ung thư cổ tử cung xuất hiện khi có sự phát triển bất thường của một số tế bào ở biểu mô cổ tử cung thành dạng khối u. Khối u này phát triển dần, chuyển sang ác tính và gây ra bệnh ung thư.

Virus HPV (đặc biệt là type 16, 18) được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới (khoảng 70%).

*

Ung thư cổ tử cung phát triển qua 5 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 0 – Chỉ phát hiện tế bào dị thường trong lớp tế bào thứ nhất lót cổ tử cung.
  • Giai đoạn I – Chỉ phát hiện khối u trong các mô của cổ tử cung.
  • Giai đoạn II – Khối u đã lan ra ngoài cổ tử cung đến âm đạo và các mô gần cổ tử cung.
  • Giai đoạn III – Khối u đã lan khắp vùng xương chậu.
  • Giai đoạn IV – Khối u đã lan ra ngoài vùng xương chậu đến bàng quang, trực tràng, có thể lan đến phổi, gan hay xương (trường hợp này ít gặp)

Ở giai đoạn đầu, hầu như không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn I trở đi, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh lý ung thư cổ tử cung. Nữ giới có hiện tượng xuất huyết ngay cả khi không vào chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ, xuất huyết khi đã mãn kinh.
  • Khí hư tiết ra nhiều, khác thường về màu sắc: Lượng huyết trắng nhiều, thay đổi cả về tính chất, có mùi và kèm theo sự thay đổi trong màu sắc (vàng xanh hoặc lẫn sợi máu,…), mùi hôi nồng khó chịu.
  • Đau vùng chậu và lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới, cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây ra phù nề ở hai chân.
  • Chuột rút: bỗng nhiên cảm thấy đau ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt.
  • Bất thường trong tiểu tiện: điển hình như són tiểu khi hắt hơi, vận động mạnh, lẫn máu trong nước tiểu, đau buốt khi tiểu tiện…
  • Chu kì kinh nguyệt bất thường: Trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu hành kinh có màu đen sẫm…
  • Thiếu máu, đầu óc hay bị choáng váng, cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Bạn nên làm gì khi có những biểu hiện của ung thư tử cung

Ung thư tử cung ở giai đoạn muộn có thể phải cắt bỏ tử cung và xạ trị làm mất chức năng của tử cung và buồng trứng. Điều này khiến nhiều chị em không có khả năng làm mẹ, suy giảm đáng kể chức năng tình dục. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất chưa dừng lại ở đó.

Các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng và di căn sang các bộ phận khác gây suy thận, phù chân, thiếu máu nặng,…ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, bệnh ung thư tử cung được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Nếu điều trị ở giai đoạn 0, tỷ lệ điều thành công lên tới 96%. Do đó, bên cạnh việc đi khám khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, hãy đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để tầm soát, phát hiện sớm ung thư tử cung.

dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung2

Khi đến các cơ sở y tế chuyên khoa, bạn sẽ được thăm khám và điều trị theo quy trình như sau:

* Thăm khám:

– Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện các tế bào bất thường sẽ tiến hành chỉ định: soi cổ tử cung, sinh thiết khoét chóp.

  • – Nếu chắc chắn bạn bị ung thư tử cung, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra ử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang; Xét nghiệm máu để kiểm tra xương, máu và thận; Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), cộng hưởng từ (MRI), X-quang và chụp cắt lớp phóng xạ (PET scan).

* Điều trị:

– Hầu hết người bệnh đều không thể phát hiện và điều trị ung thư tử cung ở giai đoạn sớm do triệu chứng không rõ ràng. Khi bệnh đã chuyển nặng thì phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, tử cung hoặc đoạn chậu để tránh tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác.

– Tiếp đó, người bệnh sẽ tiến hành xạ trị, hóa trị nhằm làm giảm chảy máu, giảm đau đớn cũng như mức độ di căn của bệnh.

Ung thư tử cung ở giai đoạn muộn cơ hội sống của người bệnh rất thấp. Do đó hãy chủ động phòng tránh từ sớm bằng cách:

  • Xét nghiệm Pap nên được tiến hành sớm, định kỳ khi bạn có quan hệ tình dục để phát hiện sớm sự bất thường của các tế bào ở biểu mô cổ tử cung.
  • Nếu bạn dưới 26 tuổi hãy chủ động tiên chủng vacxin ngừa HPVđể giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV 16 và HPV 18.
  • Tránh bị nhiễm virus HPVbằng cách quan hệ tình dục an toàn, lối sống lành mạnh, tránh xa các tên nạn xã hội.

Bài liên quan

Sa tử cung có nguy hiểm không

Sa tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa mà có khá nhiều chị em phụ nữ...

Cách chữa niêm mạc tử cung dày hiệu quả giúp tăng khả năng thụ thai

Niêm mạc tử cung dày có ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ thai của...

Những biểu hiện sa tử cung chị em cần lưu ý

Bệnh sa tử cung ở chị em phụ nữ nếu không được phát hiện sớm để điều...

Giải đáp thắc mắc bệnh sa tử cung có nguy hiểm không

Hỏi: Chào bác sỹ! em vừa mới sinh cháu thứ 2 được hơn 3 tháng và gần đây em...

U nang cổ tử cung có nguy hiểm không

Chào bác sỹ ! Em vừa mới đi khám phụ khoa về thì mọi thứ đều bình thường...

Viêm cổ tử cung có quan hệ được không?

Viêm cổ tử cung có quan hệ được không là mối quan tâm của rất nhiều chị em...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.