Trang chủ » Bệnh Xã Hội » HIV » Các con đường lây truyền HIV

Các con đường lây truyền HIV

Từ lâu, HIV đã trở thành nỗi khiếp sợ cho mỗi con người, mỗi gia đình và cho cả cộng đồng. Chúng là một loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người, đến một thời điểm nào đó sau khi tồn tại trong cơ thể, sẽ khiến cơ thể không còn đủ khả năng để chống chọi và gây ra hàng loạt các căn bệnh viêm nhiễm, bệnh tim mạch, thậm chí là ung thư và dẫn đến cái chết…

Đứng trước thực trạng đó, việc nhận thức nhiều hơn về các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng ngừa là vấn đề cần con người chú trọng và quan tâm, với mục đích ngăn ngừa sự tấn công của loại virus nguy hiểm này tới cuộc sống con người.

con-duong-lay-nhiem-sui-mao-ga

Bạn có biết về các con đường lây truyền HIV?

Cũng giống như các căn bệnh xã hội khác, HIV có thể xâm nhập và tấn công vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau, trong đó bao gồm:

– Quan hệ tình dục:

+ HIV lây nhiễm qua đường sinh dục:

  • Nếu nam giới bị nhiễm HIV thì virus có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ đi vào những mạch máu nhỏ li ti, khiến bạn tình bị nhiễm virus HIV.
  • Nếu nữ giới nhiễm HIV thì virus có thể tấn công qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài của nam giới. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước và tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

+ HIV lây nhiễm qua đường miệng:

  • Khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp đường sinh dục. Nhưng nếu trong miệng có vết xước, hay có chảy máu chân răng thì HIV có khả năng tấn công.

+ HIV lây nhiễm qua đường hậu môn

  • Giao hợp dương vật – hậu môn là hình thức giao hợp dễ lây virus HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tốt cho virus lây từ người này sang người kia.

– Đường máu:

  • Khi bị nhiễm HIV, virus sẽ tồn tại chủ yếu trong máu. Vì vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều khiến cho bạn bị lây nhiễm HIV.

– Từ mẹ sang con:

  • HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ; qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh thường; hoặc qua quá trình chăm sóc em bé như cho bé bú…
  • Tuổi đời của trẻ dương tính với virus HIV thường chỉ kéo dài đến khoảng 3 năm.

Trên đây chính là những con đường chính khiến virus HIV có khả năng tấn công nhiều nhất vào cơ thể con người. Vậy nên, để phòng tránh, tầm soát sớm căn bệnh xã hội này bạn có biết mình cần phải làm gì?

Cần làm gì khi nghi ngờ bị nhiễm HIV?

Xét nghiệm HIV là cách duy nhất để giúp bạn khẳng định trong cơ thể có tồn tại kháng thể và kháng nguyên có chứa virus HIV hay không? Vì vậy, ngay khi có nguy cơ mắc bệnh hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh, bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được bác sỹ tìm ra các con đường lây truyền HIV, từ đó làm căn cứ tư vấn và tiến hành xét nghiệm HIV sớm nhất:

Hiện nay các phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến bao gồm:

Xét nghiệm phát hiện kháng thể:

  •  Đây là phương pháp xét nghiệm nhằm gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV.
  • Các dạng xét nghiệm kháng thể kháng virus HIV bao gồm: Xét nghiệm khẳng định, thử nghiệm nhanh, xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym…

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên:

  • Là loại xét nghiệm nhằm phát hiện chính bản thân virus HIV, có thể là toàn bộ hay một bộ phận của virus HIV có tồn tại trong cơ thể.
  • Các dạng xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV bao gồm: Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào để xác định sự nhân lên của vius, phát hiện KN p24 của virus trong máu, phát hiện các axit nucleic của virus hoặc DNA trong tế bào nhiễm. Các phương pháp này, thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV.

Cách phòng tránh lây nhiễm virus HIV

  • Quan hệ tình dục an toàn: Chung thủy một vợ, một chồng, sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng.
  • Nhận và truyền máu an toàn: Chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm âm tính với HIV.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…
  • Người phụ nữ bị nhiễm HIV không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con. Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

Bài liên quan

xet-nghiem-hov-o-dau-ho-chi-minh

Xét nghiệm hiv ở đâu tphcm?

Hỏi: “Chào bác sỹ, Cháu sống tại Hà Nội, nhưng do tính chất công việc nên...

chi-phi-xet-nghiem-hiv2

Xét nghiệm HIV bao nhiêu tiền?

Hỏi: “Tôi không biết xét nghiệm HIV bao nhiêu tiền và có đắt không? Bởi tôi...

xet-nghiem-hov-o-dau-ho-chi-minh

Xét nghiệm hiv miễn phí ở đâu?

Hỏi: Chào bác sĩ, cháu 27 tuổi và đã có gia đình. Do tính chất công việc nên...

quan-he-bang-mieng-co-nhiem-hiv-khong

Quan hệ bằng miệng có bị nhiễm HIV không?

Quan hệ bằng miệng có bị nhiễm HIV không? Đây không phải là lần đầu tiên...

quan-he-bang-mieng-co-nhiem-hiv

Quan hệ bằng miệng có nhiễm hiv không?

Hỏi: Cháu và bạn trai yêu nhay được gần 1 năm nhưng gần đây cháu và anh ấy...

dau-hieu-nhiem-HIV2

Dấu hiệu bạn bị nhiễm HIV

HIV gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, có khả năng gây...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.