Trang chủ » Cảm giác mắc tiểu liên tục có phải là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm

Cảm giác mắc tiểu liên tục có phải là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm

Cảm giác mắc tiểu liên tục, có thể có nước tiểu hoặc không, gây ra các triệu chứng són tiểu, bí tiểu, tiểu ngắt quãng,… Vậy, nguyên nhân là do đâu?

Đi tiểu là hình thức đào thải các chất không cần thiết và nước dư thừa ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Khi bàng quan chứa đủ nước tiểu, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu buồn tiểu. 

Nguyên nhân gì khiến cơ thể buồn tiểu nhiều?

Trung bình bàng quang có thể chứa 250 – 300ml nước tiểu và sẽ đài thải ra ngoài 6 – 8 lần/ngày. Với những người thường xuyên uống rượu bia hoặc dùng thuốc lợi tiểu thì có thể đi tiểu nhiều hơn 8 lần. Nếu sau khi đã đi vệ sinh nhưng vẫn có cảm giác mắc tiểu liên tục, nước tiểu ra ít hoặc không có thì có thể do những nguyên nhân sau đây:

Cảm giác mắc tiểu liên tục có phải là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm không ?

Cảm giác mắc tiểu liên tục có phải là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm không ?

Do thói quen sinh hoạt

– Uống quá nhiều nước: uống nhiều nước mỗi ngày có tác dụng thanh lọc và đào thải các chất không cần thiết. Tuy nhiên nếu lượng nước bạn nạp vào cơ thể quá nhiều khiến hệ bài tiết phải hoạt động liên tục, bàng quang lúc nào cũng chứa nước tiểu nên sẽ có cảm giác muốn đi tiểu. 

– Sử dụng thuốc lợi tiểu: các loại thuốc có thành phần kích thích hệ bài tiết như thuốc cao huyết áp,… có thể khiến cơ thể cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại thuốc phù hợp.

– Tâm lý: stress, căng thẳng, lo lắng, áp lực trong công việc và cuộc sống, cảm giác hồi hộp cũng khiến bạn dễ buồn tiểu.

– Mang thai: phụ nữ mang thai luôn đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Do thai nhi phát triển trong tử cung sẽ đè lên bàng quang làm cho bàng quang chứa được ít nước tiểu hơn. 

– Tuổi tác: tuổi càng cao thì chức năng của thận suy giảm, hệ bài tiết hoạt động kém năng suốt hơn dẫn đến buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần.

Nguyên nhân từ bệnh lý

Bệnh về đường tiết niệu:

Nhiễm trùng đường tiểu, viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm thận,…

Bệnh viêm nhiễm ở đường tiết niệu thường do vi khuẩn tích tụ ở bộ phận sinh dục di chuyển ngược gây bệnh hoặc do lạm dụng thuốc kháng sinh. Vi khuẩn xuất hiện do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách, cũng có thể do bệnh lý hoặc do lây qua quan hệ tình dục không bảo vệ.

Vi khuẩn xâm nhập khiến bàng quang nhạy cảm, dễ bị kích thích, chỉ cần 1 lượng nhỏ nước tiểu cũng có cảm giác cần đi tiểu ngay. 

Một số triệu chứng đi kèm như: đau bụng dưới, áp lực ở vùng chậu, tiểu buốt, tiểu rắt,… thậm chí nước tiểu lẫn máu hoặc mủ.

Viêm âm đạo ở nữ giới:

Đau và khô ở âm đạo, viêm âm đạo, viêm đau âm hộ cũng gây ra cảm giác mắc tiểu liên tục, xuất hiện nhiều khí hư đặc màu trắng, xám hoặc vàng xanh, mùi hôi tanh, có bọt.

Sa tử cung:

Thường gặp ở phụ nữ trước khi sinh có thời gian chuyển dạ lâu, thai nhi có cân nặng lớn hoặc sau khi sinh thường. Tử cung bị sa xuống đè lên niệu đạo và bàng quang khiến chị em buồn tiểu liên tục.

Cơ sản chậu yếu:

Cơ sản chậu yếu khiến các bộ phận trong hệ tiết niệu không ở đúng vị trí, bị trượt khỏi vị trí ban đầu dẫn đến chứng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ sau sinh hoặc tuổi tác cũng ảnh hưởng đến cơ sàn chậu.

Bệnh tiểu đường:

Đây là bệnh do lượng đường trong máu cao, hệ bài tiết phải hoạt động liên tục để đào thải đường dư thừa ra khỏi cơ thể, vì thể người mắc bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu nhiều hơn. Bệnh kéo dài khiến chức năng của thân suy yếu, lượng nước tiểu dư thừa cũng khiến người bệnh hay buồn tiểu.

Sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo:

Sỏi hình thành do cặn nước tiểu không được đào thải hết hoặc do bệnh viêm nhiễm, làm tắc nghẽn dòng chày của nước tiểu khiến nó bị cản trở và đọng lại. Nước tiểu còn sót lại tích tụ trong bàng quang và niệu đạo sẽ gây cảm giác mắc tiểu thường xuyên.

Bệnh về thận:

Chất thải trong cơ thể được lọc và bài tiết ở thận, các bệnh lý khiến chức năng thân suy yếu cũng là lý do gây nên chứng tiểu nhiều và buồn tiểu liên tục.

Sỏi thận:

Khi lượng canxi trong nước tiểu tăng, không thể đào thải hết ra ngoài, lắng đọng và tích tục hình thành các viên sỏi nhỏ ở thận. Triệu chứng là mắc tiểu liên tục nhưng ít hoặc không có nước tiểu, tiểu buốt, màu sắc nước tiểu bất thường,…

Suy thận:

Bệnh do nhiều nguyên nhân khiến thận không hoạt động như bình thường. Người bệnh đi tiểu nhiều, đặc biệt về đêm, mất ngủ, trằn trọc không ngủ được, tiểu rắt, nước tiểu có bọt,…

Hội chứng thận hư:

Thường gặp ở những người bị tổn thương ở thận, cầu thận hoặc do bệnh lý. Dù buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần có thể đào thải ra rất thấp. 

Bệnh tuyến tiền liệt:

Tuyến tiền liệt gặp vấn đề sẽ gây áp lực lên bàng quang và niệu đạo, khiên 2 bộ phận này dễ bị kích thích dẫn đến buồn tiểu.

Viêm tuyến tiền liệt:

Quan hệ tình dục không an toàn, chấn thương hoặc sung huyết khiến vi khuẩn xuất hiện và phát triển gây viêm tuyến tiền liệt ở cả nam và nữ. Nam giới ở độ tuổi trung niên có nguy có mắc bệnh cao hơn. Triệu chứng đi kèm còn có tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu đục,…

U xơ tuyến tiền liệt:

U xơ hình thành do phì đại ở tuyến tiền liệt, khiến niệu đạo và bàng quang bị chèn ép nghiêm trọng. Người bệnh thường buồn tiểu, són tiểu, tiểu không tự chủ, trong nước tiểu có thể lẫn máu.

Chứng tiểu nhiều có thể điều trị bằng cách nào?

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến cho ngời bệnh đi tiểu nhiều có nguyên nhân do vi khuẩn, nấm, virus gây viêm nhiễm ở các cơ quan như: bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt, bộ phận sinh dục,… Đây là các loại thuốc đặc trị có tác dụng giảm sưng viêm, ngăn chặn các triệu chứng bệnh lây lan và phát triển, tiêu diệt vi khuẩn. 

Căn cứ và tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng với từng bệnh nhân. Thuốc có thể sử dụng qua đường uống hoặc thuốc đặt âm đạo (ở nữ).

Điều trị ngoại khoa phẫu thuật

Phương pháp này thường được áp dụng với người bị các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi bàng quang,… và thuốc làm tan sỏi không có tác dụng. Phẫu thuật để lấy sỏi ra để làm thông các mạch máu và đường dẫn nước tiểu. 

Ngoài ra, phẫu thuật còn được áp dụng với những người bị hẹp niệu đạo, tắc ống dẫn tiểu hoặc cơ quan đi tiểu có vấn đề. Phẫu thuật điều chỉnh các bộ phận và xử lý các bất thường giúp người bệnh không còn cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều.

Cách khắc phục cảm giác mắc tiểu liên tục

Ngoài tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị, bạn có thể sử dụng những cách dưới đây để khắc phục và ngăn ngừa tình trạng buồn tiểu và đi tiểu nhiều:

  • Điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế đồ ăn có tính acid, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm áp lực khiến thận phải hoạt động liên tục.
  • Uông đủ lượng nước cần thiết, không nạp quá nhiều nước vào cơ thể.
  • Xây dựng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, áp lực.
  • Rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch để quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị những bất thường ở cơ thể. Gặp bác sĩ ngay khi chứng tiểu nhiều khiến bạn cảm thấy bất tiện trong cuộc sống và công việc.

Cảm giác mắc tiểu liên tục do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng cũng có thể phòng ngừa nếu bạn có thói quen sống lành mạnh và tích cực. Hãy chủ động phòng tránh và thăm khám kịp thời để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Bài liên quan

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.