Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Kinh Nguyệt » Rối loạn kinh nguyệt » Chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một biểu hiện sinh lý bình thường ở phụ nữ sau quá trình “vượt cạn” vất vả. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu thì rất  có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề liên quan đến bệnh lý phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của nữ giới sau này. Theo dõi những thông tin chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh dưới đây được cung cấp bởi bác sĩ chuyên khoa I Phụ sản Nguyễn Thị Lan Hương  cung cấp để chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị sớm biểu hiện bất thường này.

chua-roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh

Tại sao có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng thường gặp ở nữ giới và cơ thể có xu hướng tự điều tiết và ổn định lại sau một thời gian. Cụ thể như sau:

  • Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, có kinh sau 3 tháng – 6 tháng. Có một số trường hợp lên đến 1 năm.
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa ngoài, có kinh sau 1,5 – 2 tháng.
  • Phụ nữ sinh mổ có kinh sau 2 tháng.

Đó là thời điểm có kinh, tuy nhiên, nhiều chị em kinh nguyệt đã trở lại nhưng bị rối loạn, bất thường: rong kinh, mất kinh, lượng máu ra ít hoặc quá nhiều, chu kỳ kéo dài (hơn 35 ngày) hoặc quá ngắn (dưới 22 ngày),….

*  Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

  • Sự thay đổi đột ngột của hormone nội tiết tố:

Khi bắt đầu thời kỳ rụng trứng, đến khi thụ thai, thai nhi phát triển, tuyến sữa hình thành,….trong cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi rất lớn về nồng độ hormone: estrogen và progesterone khi gia tăng đột ngột.

Sau sinh, lượng hormone này bị giảm đột ngột khiến cơ thể người phụ nữ cần thời gian để thích nghi và tự điều tiết, cân bằng lại. Đây được xác định là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh.

  • Tâm lý căng thẳng kéo dài: những áp lực từ việc chăm sóc con cái, mất ngủ triền miên, thiếu sự quan tâm chăm sóc từ người thân,…sẽ khiến cơ thể người phụ nữ tự tiết ra hormone cortisol làm mất cân bằng nồng độ estrogen và progesterone, khiến chu kỳ kinh nguyệt sau sinh bị rối loạn.
  • Thuốc tránh thai (nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp) cũng được xác định là thủ phạm gây ra sự rối loạn này.

Vấn đề bệnh lý:

  • Kinh nguyệt kéo dài 8 – 14 ngày, lượng máu nhiều, xuất hiện các cục máu đông, máu kinh có màu sẫm,…vấn đề rối lạn có thể xuất phát từ tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản,…
  • Rối loạn kinh nguyệt diễn ra > 2 năm có thể phụ nữ bị dính buồng tử cung, ống cổ tử cung gây bế kinh, mất kinh,…
  • Hiện tượng thưa kinh (1 năm có kinh từ 2 – 4 lần) thường là dấu hiệu của buồng trứng như suy buồng trứng, u xơ, đa nang buồng trứng,…
  • Phụ nữ bị mất kinh hoàn toàn sau lần có kinh lại đầu tiên thường sẽ xuất phát từ bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa nặng,….

chua-roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh2

Chữa rối loạn kinh nguyệt như thế nào an toàn, hiệu quả

  • Quá trình rối loạn kinh nguyệt của từng người là khác nhau, do đó, hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong khoảng 6 tháng – 1 năm. Chú ý những biểu hiện bất thường kèm theo: lượng – màu sắc khi hư, cảm giác ngứa khó chịu, đau bụng, đau vùng chậu,….

Các biến chứng sau sinh nở hoặc bệnh lý liên quan đến sinh sản thường được nhận biết đầu tiên qua những biểu hiện lâm sàng trên.

  •  Sau khoảng thời gian trên, nếu tình trạng rối lạn kinh nguyệt vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những vấn đề về bệnh lý tạ cơ quan sinh sản tuyệt đối không được chủ quan và cần được chữa trị dứt điểm sớm.
  • Khi đến các cơ sở y tế, bạn sẽ được thăm khám lâm sàng, siêu âm, nội soi cơ quan sinh sản,…để tìm ra những vấn đề bất thường tại đây.

Một số phương pháp chữa rối loạn kinh nguyệt thường được chỉ định như:

  • Sử dụng thuốc điều hòa hormone (thuốc tránh thai) giúp cân bằng nồng độ nội tiết tố trong cơ thể – yếu tố chi phối đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc đặt hoặc dung dịch để vệ sinh vùng kín, điều trị viêm nhiễm và nguy cơ lây lan sang các bộ phận lân cận.
  • Có thể cần can thiệp ngoại khoa nếu bạn bị u xơ, dính vòi trứng,…
  • Cùng với đó, hãy điều chỉnh dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, giữ cho tinh thần thoải mái, vận động hợp lý,…cũng giúp chu kỳ kinh nguyệt sớm trở lại đều đặn hơn.

Với một số chia sẻ vừa rồi về chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh, mong rằng đã giúp bạn đọc có kiến thức đầy đủ về hiện này, cũng như có hướng xử lý kịp thời khi gặp phải biểu hiện bất thường này.

Bài liên quan

Nguyên nhân đặt vòng tránh thai bị trễ kinh là gì ?

Hiện tượng bị trễ kinh sau khi đặt vòng tránh thai là dấu hiệu mà hầu hết...

Giải đáp từ chuyên gia: Chậm kinh có phải mang thai không?

Chậm kinh có phải mang thai không? là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều trường...

5 dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần đi khám bác sĩ ngay

Kinh nguyệt được coi thước đo đánh giá sức khỏe sinh sản của chị em phụ...

Bác sỹ chuyên khoa giải đáp: Đau vùng kín khi có kinh nguyệt là bệnh gì

Bạn đang gặp phải tình trạng đau vùng kín mỗi khi có kinh nguyệt, gây đau...

Chi phí điều trị rối loạn kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền

Chi phí rối loạn kinh nguyệt hết bao nhiêu tiền? là băn khoăn, lo lắng của rất...

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Dậy thi là giai đoạn có nhiều biến đối tâm sinh lý rõ nét nhất, trong đó...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.