Trầm cảm sau kinh là diện bệnh lý thuộc về tâm thần (trạng thái cảm xúc, tinh thần,…) có thể thể xảy ra với bất cứ phụ nữ nào trong khoảng 3 tuần sau sinh, thậm chí kéo dài trong năm đầu đời của trẻ.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chị em phải trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực: suy nhược thần kinh, thể chết, hay hoang tưởng, dễ dẫn đến những hành vi gây nguy hiểm cho người khác. Do đó, chủ động phát hiện các dấu hiệu trần cảm sau sinh là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính mình và những người xung quanh.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là một trong những tình trạng liên quan đến trạng thái cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, hoang tưởng, thường đi liền với các giác mệt mỏi, lo lắng, buồn chán sau sinh. Sau sinh khoảng 3 – 4 tuần, họ luôn sống trong trạng thái lo lắng con mình sẽ bị hại và bản than mình là người mẹ xấu.
Tình trạng này diễn tiến ở nhiều mức độ khác nhau, nguy hiểm nhất là tự tử và có thể hại chính đứa con do mình sinh ra. Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh đến từ những thay đổi về nội tiết tố nữ (estrogen và progestrogen) suy giảm đột ngột; Sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch, quá trình chuyển hóa trong cơ thể; Mâu thuân gia đình, sự thơ ơ của chồng và người thân, bé quấy khóc, mẹ mất ngủ triền miên,….Tất cả đều có thể gây ra những vấn đề về mặt tâm thần, khiến phụ nữ bị trầm cảm.
Vậy, làm sao để phát hiện sớm tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ?
- Tầm soát trầm cảm sau sinh, khuyến cáo với các bà mẹ mới sinh con được 1, 2 và 4 tháng tuổi. Việc làm này cũng đc Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyên nên thực hiện ít nhất 1 lần trong giai đoạn thai kỳ.
Chú ý, theo dõi những dấu hiệu trầm cảm sau sinh:
- Suy nhược cơ thể: Họ luôn thấy đau khổ và vô vọng, dễ khóc và có thể khóc lóc cả ngày chỉ vì những lý do vụn vặt. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể luôn mệt mỏi triền miên, thơ ơ với công việc nhà, việc chăm con, thậm chí không quan tâm đến việc chăm chút cho bản thân.
- Lo lắng, căng thẳng thái quá: Họ lo lắng, suy nghĩ về mọi thứ, sự căng thẳng về thần kinh khiến họ cảm thấy đau đớn ở một vị trí bất kỳ trên cơ thể: thường là ở vùng đầu, cổ, lưng, ngực, tim,…Họ hay than thở các vấn đề về sức khỏe nhưng thực tế đi bác sĩ không tìm ra nguyên nhân gây ra cảm giác đau.
Họ rất dễ nổi cáu, khó chịu vì những những việc nhỏ nhặt, thường xuyên có xu hướng tự tin, thu mình lại và hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Hoảng hốt: Họ mất dần khả năng kiểm soát về mặt cảm xúc, dễ bị hoảng hốt khi phải đối mặt với những tình huống xảy ra hàng ngày, rất khó dể giúp họ bình tĩnh trở lại.
- Cảm giác bị ám ảnh, hoang tưởng: Họ cảm giác có ai đó nói trong đầu họ và khuyến khích họ làm một hành động gì đó mà bản thân không thể nhận biết, kiểm soát. Họ dễ bị ám ảnh về một người, một sự việc nào đó,…và luôn sợ hãi tin rằng bản thân là mối nguy hại cho người thân, đứa con, cảm giác tội lỗi sẽ theo người mẹ đến khi bệnh tình được can thiệp điều trị.
- Rối loạn giấc ngủ: Đây là biểu hiện rất thường gặp ở những người bị trầm cảm. Căng thẳng thần kinh, rối loạn về mặt cảm xúc khiến họ dễ bị mất ngủ, ngủ chập chờn, thao thức cả đêm,…Điều đó lại quay trở lại tác động làm tổn thương hệ thần kinh khiến tình trạng này như một vòng luẩn quẩn và thêm trầm trọng.
- Mất hứng thú với tình dục.
Ngoài ra, dấu hiệu trầm cảm sau sinh còn được nhận biết qua:
- Tâm trạng buồn bã
- Giảm hứng thú hoạt động.
- Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi
- Khó tập trung hoặc không quyết đoán.
- Thường nghĩ đến cái chết và tự tử.
- Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân bất thường.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm, tiêu cực.
- Mệt mỏi, thiếu sinh lực.
Nên làm gì khi có dấu hiệu trầm cảm sau sinh?
- Khi có những dấu hiệu trầm cảm sau sinh như vừa chia sẻ, chị em hoặc những người thân nên chủ động đưa họ đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Ở mức độ nhẹ, sự hỗ trợ từ gia đình, kết hợp một số liệu pháp về tâm lý hoặc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm sẽ giúp chị em sớm ổn định về trạng thái cảm xúc, tinh thần, ngăn chặn kịp thời những hành vi nguy hiểm có thể xảy ra: tự tự, làm làm hại người thân hoặc con nhỏ.
- Tầm soát các trường hợp trầm cảm trong thời kỳ mang thai và các trường hợp có tiền sử liên quan đến trầm cảm trước đó.
- Tăng cường giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho sản phụ trước và sau khi sinh.
- Người nhà nên quan tâm và hỗ trợ tối đa cho phụ nữ sau sinh, việc san sẻ công việc, trách nhiệm cũng như là chỗ dựa về tinh thần có ý nghĩa rất quan trong giúp trong việc phòng ngừa và điều trị trầm cảm sau sinh.
Với một số chia sẻ vừa rồi về dấu hiệu trầm cảm sau sinh, mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức về tình trạng này, cũng như cách xử lý nên bản thân hoặc người nhà không may mắc phải. Chúc các bạn sức khỏe và hạnh phúc tận hưởng cảm giác tuyệt vời bên con yêu.