Trang chủ » Tin liên quan » Đau tinh hòa trái phải là bệnh gì? triệu chứng và cách điều trị

Đau tinh hòa trái phải là bệnh gì? triệu chứng và cách điều trị

Đau tinh hoàn là một triệu chứng khá phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết đau tinh hoàn trái phải là bệnh gì? triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Muốn biết đau tinh hoàn trái phải là bệnh gì? triệu chứng và cách điều trị như thế nào cho khỏi thì nam giới hãy nhớ tìm hiểu những thông tin dưới đây, đừng bỏ lỡ nếu không muốn đời sống tình dục và sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng.

Đau tinh hoàn là bệnh gì?

Tinh hoàn là một trong những bộ phận sinh dục thuộc hệ thống sinh sản nam giới.

Theo dịch tễ học và giải phẫu học thì tinh hoàn bao gồm tinh hoàn trái và tinh hoàn phải nằm bên trong bìu có nhiệm vụ sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết sinh dục nam. 

Đau tinh hoàn là tình trạng đau đớn khó chịu ở vùng tinh hoàn. Đau tinh hoàn có thể là đau tinh hoàn bên trái và đau tinh hoàn bên phải hoặc đau cả 2 bên tinh hoàn.

Nguyên nhân đau tinh hoàn có thể là do chất thương, tổn thương ở tinh hoàn, thói quen mặc quần lót chật, thường xuyên thủ dâm, quan hệ tình dục thô bạo, kiềm chế xuất tinh và cũng có thể là do một số bệnh lý nam khoa, các bệnh truyền nhiễm ở nam giới gây nên.

Đau tinh hoàn trái phải là bệnh gì ?

Đau tinh hoàn trái phải là bệnh gì ?

Đau tinh hoàn bên trái là bệnh gì

Đau tinh hoàn bên trái là tình trạng tinh hoàn trái của nam giới bị đau. Nếu tình trạng này thi thoảng xảy ra và nhanh chóng qua đi thì có thể là do nam giới bị tổn thương, tai nạn ở tinh hoàn, mặc đồ lót quá chật hoặc kiềm chế xuất tinh khi được kích thích dương vật.

Còn nếu tinh hoàn trái đau kéo dài, mức độ ngày càng nặng và kèm theo những triệu chứng bất thường khác ở tinh hoàn và hệ thống sinh dục nam giới thì có thể là do một số bệnh lý gây nên như:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là tình trạng các tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn, xoắn một cách bất thường khiến cho việc bơm máu trở lại các tĩnh mạch ở tinh hoàn bị tắc nghẽn hoặc khó khăn hơn gây phù nề và đau tinh hoàn. Bệnh thường xuất hiện ở tinh hoàn bên trái vì vùng tĩnh mạch tinh hoàn trái ở vị trí thấp hơn. 

Viêm tinh hoàn

Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn có thể do nhiễm khuẩn hoặc do virus gây nên. Bệnh thường là do virus gây quai bị hoặc do các bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia, bệnh lậu….  Nếu bị viêm tinh hoàn bên trái thì nam giới sẽ có triệu chứng đau tinh hoàn trái sau đó lan ra vùng bìu gây sưng bìu, vùng bìu nóng rát,…

Thoát vị bẹn

Là tình trạng vùng bẹn xuất hiện túi có chứa dịch. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ bị tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh hoặc nam giới trưởng thành có cấu trúc tĩnh mạch thừng tinh yếu.

Thoát vị bẹn thường không gây nguy hiểm nhưng nếu túi dịch lớn thì có thể gây khó khăn khi ngồi, đứng và quan hệ tình dục,…

Xoắn tinh hoàn

Là tình trạng các dây thừng tinh ở tinh hoàn bị xoắn lại khiến cho máu không lưu thông được đến tinh hoàn.  

Cơn đau do xoắn tinh hoàn thường đột ngột, và trong trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời trong vòng 6h đồng hồ khi cơn đau xuất hiện thì tinh hoàn có thể bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ.

Tràn dịch tinh hoàn

Ở trong bìu có 1 lớp màng mỏng bao quanh tinh hoàn và khi dịch chứa đầy màng này sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch tinh hoàn. Lúc này, người bệnh sẽ thấy sưng hoặc đau 1 bên tinh hoàn bị tràn dịch. 

Đau tinh hoàn bên phải là bệnh gì

Nam giới có thể gặp tình trạng đau tinh hoàn bên trái hoặc đau tinh hoàn bên phải. Ngoài là dấu hiệu của các bệnh lý được nêu ở trên thì tình trạng đau tinh hoàn, đau tinh hoàn bên phải còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn nằm ở bên trên tinh hoàn, có vai trò chứa tinh trùng và giúp tinh trùng phát triển trưởng thành, đồng thời đẩy tinh trùng ra bên ngoài khi nam giới xuất tinh.

Viêm mào tinh hoàn có thể là do mắc các bệnh nhiễm trùng tiết niệu hoặc do sử dụng thuốc điều trị hay dõ nhiễm khuẩn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Viêm mào tinh hoàn thường gây sưng đỏ bìu, đau một bên tinh hoàn, đau khi quan hệ,…

U nang tinh hoàn

Là một khối u nang phát triển trong ống dẫn tinh và đa số các trường hợp u nang tinh hoàn là lành tính, bệnh có thể xảy ra ở cả 2 bên tinh hoàn trái và phải. Nếu nang mào tinh quá lớn, có thể gây cảm giác căng tức và đau tinh hoàn, nặng bìu.

Sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý ở đường tiết niệu xảy ra khi khoáng chất trong nước tiểu kết tinh thành sỏi ở bên trong thận.

Sỏi thận không chỉ gây rối loạn tiểu tiện mà còn gây ra một số triệu chứng đi kèm khác đau lưng, đau vùng bụng dưới hoặc thậm chí là đau nhức tinh hoàn.

Đau tinh hoàn và đau bụng dưới là do đâu?

Nếu nam giới gặp tình trạng đau tinh hoàn và đau bụng dưới thì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

Ung thư tinh hoàn: 

Là tình trạng tinh hoàn xuất hiện các khối u ác tính có chứa tế bào ung thư. Các khối u ác tính phát triển thành cục cứng, kèm theo đó là cảm giác đau ở tinh hoàn, đôi khi có thêm cảm giác nặng trĩu ở vùng bìu, bẹn, đau vùng bụng dưới, sức khỏe giảm sút không rõ nguyên nhân,….

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính: 

Khi bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính, nam giới cũng sẽ thường có biểu hiện đau vùng bụng dưới và đau tinh hoàn, tiểu buốt, tiểu dắt,…. 

Bệnh lậu: 

Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nam giới mắc lậu thường sẽ có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau và tiểu ra mủ, kèm theo ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy đỏ ở bộ phận sinh dục và tinh hoàn, mào tinh hoàn, đau vùng bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục và đau khi xuất tinh,….

Đau tinh hoàn có nguy hiểm không

Đau tinh hoàn có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Chính vì vậy mà mức độ nguy hiểm của tình trạng này cũng có sự khác nhau và nó còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

Nếu đau tinh hoàn do chấn thương nhẹ hoặc do lạm dụng thủ dâm, quan hệ tình dục thô bạo, kiềm chế xuất tinh, mặc đồ lót quá chật thì cơn đau có thể thuyên giảm sau vài ngày khi nam giới tự điều chỉnh các thói quen trên. 

Tuy nhiên, nếu đau tinh hoàn do bệnh lý viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, ung thư tinh hoàn… thì vô cùng nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản nam giới, có thể gây vô sinh – hiếm muộn hoặc thậm chí gây tử vong (vỡ tinh hoàn và ung thư tinh hoàn).

Biến chứng của đau tinh hoàn

Triệu chứng đau tinh hoàn nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng cho nam giới như:

+ Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Đau tinh hoàn trái phải khiến cho nam giới gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, đi lại và làm việc,… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục: Đau tinh hoàn khiến cho cho nam giới bị đau khi quan hệ tình dục và khi xuất tinh gây ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe tình dục. Nếu để tình trạng đau kéo dài còn gây suy giảm chức năng tình dục.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Đau tinh hoàn có thể dấu hiệu của của nhiều bệnh lý nam khoa, bệnh nhiễm trùng đường tình dục…. Những bệnh lý này có thể gây vô sinh – hiếm muộn nếu không được chữa trị kịp thời. Thậm chí gây hoại tử tinh hoàn, ung thư tinh hoàn buộc phải cắt bỏ tinh hoàn làm mất khả năng sinh dục và sinh sản.

Khi nào thì nên đi khám bác sĩ

Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn rất ngại đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những biểu hiện sau đây kèm theo cơn đau, nam giới nên thăm khám bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt:

  • Phát hiện có khối u bất thường trên bìu
  • Sốt
  • Da bìu trở nên sưng đỏ, nóng rát hoặc mềm nhũn
  • Thời gian gần đây có tiếp xúc với người bệnh quai bị
  • Đau xảy ra bất ngờ và ngày càng nặng hơn
  • Đau tinh hoàn kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Vừa bị chấn thương phần bìu hoặc bộ phận sinh dục bị sưng tấy không giảm sau một giờ đồng hồ

Cách phòng ngừa đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn không chỉ gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống tình dục mà còn tác động xấu đến chức năng sinh sản ở nam giới.

Do đó bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ đau tinh hoàn với các biện pháp sau:

  • Hạn chế các bộ môn thể thao có cường độ mạnh như đá bóng, tennis,… Thay vào đó nên đi bộ, chạy bộ, bơi lội, bóng chuyền, yoga,… để tránh gây tổn thương cơ quan sinh dục.
  • Quan hệ tình dục an toàn (chung thủy với 1 bạn tình, tần suất quan hệ vừa phải, sử dụng bao cao su khi quan hệ,…).
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý ở tinh hoàn.
  • Thường xuyên sờ nắn và quan sát biểu hiện ở bìu, tinh hoàn.
  • Xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng, hạn chế thừa cân – béo phì.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định, tránh tình trạng lạm dụng và phụ thuộc thuốc điều trị.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và rượu bia.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ – đặc biệt là vùng kín. Nên mặc trang phục thoải mái và rộng rãi. Bên cạnh đó cần lựa chọn quần lót có kích cỡ phù hợp với dương vật.

Qua bài viết này, hi vọng bạn đã nắm được đau tinh hoàn trái phải là bệnh gì. Nếu thấy bản thân gặp

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.