Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ khiến chị em gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống; ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.

Để khắc phục và điều trị hiệu quả tình trạng này, chị em cần hiểu rõ tiểu nhiều do nguyên nhân nào và những hệ lụy do bệnh gây nên.

Đi tiểu nhiều và thường xuyên buồn tiểu có nguy hiểm không?

Đi tiểu nhiều và thường xuyên buồn tiểu có nguy hiểm không?

Đi tiểu nhiều và thường xuyên buồn tiểu có nguy hiểm không?

Nước tiểu là sản phẩm của quá trình thanh lọc và bài tiết chất dư thừa, chất thải ở thận. Nước tiểu sẽ được chứa ở bàng quang sau đó thoát ra ngoài qua niệu đạo. Thông thường, bàng quang có thể chứa một lượng nước tiểu nhất định (250 – 300 ml), khi đạt mức giới hạn, não sẽ truyền tín hiệu kích thích bàng quang và niệu đạo đẩy nước tiểu ra ngoài. Cơ thể sẽ có tác động kích thích này 6 – 8 lần mỗi ngày, nếu nhiều hơn sẽ được coi là mắc chứng đi tiểu nhiều.

Với những người phải uống nhiều rượu bia hoặc dùng các loại thuốc lợi tiểu thì tình trạng hay buồn tiểu và đi tiểu nhiều được cho là bình thường. Tuy nhiên nếu không phải do lượng nước nạp vào cơ thể lớn, nữ giới đi tiểu xong nhưng vẫn buồn tiểu có thể do bệnh lý.

Tình trạng này khiến công việc và sinh hoạt của phụ nữ bị tác động, thường xuyên phải vào nhà vệ sinh khiến công việc bị gián đoạn, đi tiểu đêm gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, sáng dậy mệt mỏi. 

Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ do nguyên nhân nào?

Do sinh lý 

Uống quá nhiều nước:

Nước có lợi cho sức khỏe, làm mát và thanh lọc cơ thể nên các chuyên gia khuyên rằng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều nước, cơ thể sẽ phải đào thải bớt ra ngoài khiến bàng quang tích nước nhiều gây buồn tiểu, thậm chí vừa đi tiểu xong vẫn có cảm giác muốn đi tiếp nhưng không còn nước tiểu.

Uống nhiều rượu bia:

Những người thường xuyên phải tiếp khách hoặc có thói quen ăn nhậu, nghiện rượu bia thì số lần đi tiểu sẽ nhiều hơn bình thường, dễ buồn tiểu, nhất là khi uống bia. Thận phải hoạt động tích cực mới có thể loại bỏ chất có hại trong rượi bia.

Stress:

Tâm lý lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên thức dậy giữa đêm, ngưng thở trong khi ngủ cũng là nguyên nhân khiến nữ giới hay cảm thấy buồn tiểu.

Các loại thuốc lợi tiểu:

Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị dịch thừa,… có thể gây chứng buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày. 

Phụ nữ mang thai:

Khi thai nhi phát triển, nhất là tam cá nguyệt cuối cùng, kích thước thai nhi lớn sẽ đè lên bàng quan khiến phụ nữ luôn trong trạng thái cần đi tiểu.

Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ do nguyên nhân nào?

Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ do nguyên nhân nào?

Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu:

Vi khuẩn gây viêm nhiễm ở đường tiết niệu, bàng quang,… sẽ tạo ra những kích thích giả để làm rỗng bàng quang dẫn đến tình trạng buồn tiểu thường xuyên, ngay cả khi vừa đi tiểu xong. Các triệu chứng đi kèm như tiểu rắt, tiểu buốt, són tiểu, tiểu ra máu,…

Tiểu nhiều do hẹp niệu đạo:

Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo là u xơ tuyến tiền liệt lành tính, viêm niệu đạo mãn tính, tổn thương vùng chậu hoặc bệnh xã hội. Triệu chứng bệnh là: đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, đau buốt, niệu đạo nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu lẫn máu.

Bệnh viêm bàng quang kẽ:

Triệu chứng có thể nhận biết là: đau bụng dưới, đau vùng chậu, đi tiểu nhiều, dễ buồn tiểu. Mặc dù vậy, nguyên nhân của bệnh thường khó phát hiện. 

Hội chứng bàng quang kích thích:

Đây là những cơn co thắt không thể tự kiểm soát ở bàng quang khiến người bệnh luôn có cảm giác phải đi tiểu gấp, thường gây tiểu không tự chủ. Nước tiểu thoát ra rất ít. 

U ngoài bàng quang:

Khối u ở các bộ phận bên cạnh bàng quang phát triển chèn ép và kích thích bàng quang đẩy nước tiểu ra ngoài, gây nên chứng buồn tiểu, tiêu nhiều trong ngày.

Ung thư bàng quang:

Khối u trong bàng quang phát triển lớn làm thu hẹp khoảng trống chứa nước tiểu, lượng nước tiểu ít hơn khiến bàng quang thường xuyên bị kích thích, thậm chí chảy máu trong bàng quang.

Bệnh viêm tiền liệt tuyến:

Biểu hiện là đi tiểu gấp, nước tiểu loãng, chảy thành tia nhỏ, tiểu rắt,…

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt:

U xơ tuyến tiền liệt lành tính, ung thư tuyến tiền liệt khiến kích thước bộ phận này phát triển quá mức. Lúc này, tuyến tiền liệt sẽ đè lên bàng quang, chèn ép kích thích cơn buồn tiểu khi lượng nước tiểu có rất thấp.

Bệnh suy tuyến thượng thận:

Triệu chứng bệnh gồm: chán ăn, cơ thể mệt mói, sút cân nhanh, buồn nôn, vấn đề về hệ tiêu hóa, hạ đường huyết,… Bệnh làm giảm các hormone ức chế cơn buồn tiểu. 

Tổn thương thần kinh:

Tai biến, chấn thương tủy sống,… làm dây thần kinh gặp vấn đề, tín hiệu truyền đi không đúng hoặc tốc độ thay đổi, dẫn đến các kích thích ở hệ tiết niệu, đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ. 

Trong quá trình điều trị ung thư:

Xạ trị, hóa trị cũng dễ dẫn đến việc mất kiểm soát các cơn buồn tiểu.

Sỏi, dị vật đường tiết niệu:

Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,… do canxi dư thừa lắng đọng lại hình thành làm tắc đường tiểu, nước tiểu khó thoát ra khiến người bệnh thường xuyên buồn tiểu. Những chấn thương do tổn thương vùng chậu, tổn thương bàng quang cũng gây nên tình trạng này kèm theo triệu chứng: đau buốt khi đi tiểu, đau vùng thận, tiểu ra máu,…

Bệnh tiểu đường:

Bệnh do lượng đường trong máu cao khiến thận phải hoạt động mạnh để đào thải bớt ra ngoài cùng nước tiểu, dẫn đến tình trạng thiếu nước, khô da, sút cân,…

Cách điều trị những cơn buồn tiểu mất kiểm soát ?

Điều trị nội khoa 

Sử dụng thuốc điều trị nội khoa với các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm gây nên ở các cơ quan của hệ tiết niệu. Thuốc có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn lây lan, giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, trường hợp sỏi, u lành tính có kích thước nhỏ, các bác sĩ cũng có thể kê đơn để làm tan sỏi, u xơ. 

Thuốc được kê đơn sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đối với nữ giới, có thể sử dụng thuốc đặt âm đạo để giảm viêm.

Điều trị ngoại khoa 

Với trường hợp sỏi có kích thước lớn, hẹp niệu đạo, tắc ống dẫn tiểu hoặc những vấn đề bất thường ở các cơ quan trong hệ tiết niệu, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi lấy sỏi và điểu chỉnh các bộ phận dị thường. Phẫu thuật sẽ làm thông đường tiểu, giảm tình trạng tắc nghẽn và bị kích thích ở niệu đạo và bàng quang. Từ đó chứng buồn tiểu, đi tiểu nhiểu lần và tiểu không tự chủ được cải thiện.

Cách cải thiện tình trạng đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ

  • Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc, làm mát cơ thể, chú ý không uống quá ít hoặc quá nhiều và hạn chế uống nước sau 7h tối để tránh đi tiểu nhiều về đêm.
  • Giảm lượng đồ uống có cồn vào cơ thể vì thận phải làm việc hết công suất để đào thải chất độc làm tăng lượng nước tiểu.
  • Không lam dụng cafein: mặc dù có tác dụng tốt để giảm cơn buồn ngủ nhưng cafein cũng là một loại chất lợi tiểu và khiến cảm giác buồn tiểu đến thường xuyên hơn.
  • Hạn chế hoa quả có vị chua như cam, chanh, cà chua vì trong các loại quả này cũng có chất lợi tiểu và kích thích bàng quang.
  • Không sử dụng các loại đồ ăn ngọt như: bánh kem, kẹo, đồ uống nhiều đường,… vì chúng sẽ gây cảm giác háo nước và cơ thể cần bổ sung nhiều nước, kích thích các cơn buồn tiểu.

Đi tiểu xong vẫn buồn tiểu ở nữ hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Duy trì thới quen sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này. Đối với những trường hợp do bệnh lý gây nên thì cần được thăm khám và điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến đời sống.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.