Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Phương pháp điều trị chảy máu chân răng không phải ai cũng biết!

Phương pháp điều trị chảy máu chân răng không phải ai cũng biết!

Chảy máu chân răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi bệnh nhân sẽ được điều trị chảy máu chân răng theo phương pháp khác biệt. Rất nhiều người thường thắc mắc không biết đây là bệnh gì và cách xử lý ra sao? Hãy cùng tham khảo những thông tin mà các chuyên gia cung cấp qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất.

chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có phải là bệnh?

Chảy máu chân răng không phải là hiện tượng hiếm gặp, đây là báo hiệu sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn không biết cách vệ sinh đúng hay các mảng bám bẩn vào chân răng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tăng trưởng và phát triển. Chính điều kiện này sẽ gây ra các bệnh viêm lợi, viêm nha chu… ở khoang miệng với biểu hiện đầu tiên là chảy máu ở chân răng.

Chảy máu vùng quanh chân răng hay còn được gọi chung là chảy máu lợi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều và phổ biến ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi. Nếu chỉ là vấn đề sinh lý thì bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ hết, nhưng nếu là biểu hiện bệnh lý thì bạn cần biết cách điều trị chảy máu chân răng cũng như biết cách phòng ngừa thì mới có hàm răng chắc và khỏe mạnh.

Nguyên nhân chảy máu chân răng là do đâu?

Thông thường, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng ở người bệnh. Tìm hiểu rõ về nguyên nhân cũng chính là bước quan trọng để giúp điều trị chảy máu chân răng hiệu quả, chính xác và an toàn hơn.

  • Nguyên nhân sinh lý

Những nguyên nhân phổ biến do thói quen hàng ngày sẽ gây ra hiện tượng chảy máu chân răng thường là: hút thuốc lá, tâm lý quá căng thẳng, stress do áp lực công việc học tập hàng ngày, sự thay đổi nội tiết tố nữ… Những người ăn uống thiếu chất hay có thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cũng có thể bị bệnh này.

  • Bệnh viêm nướu

Chảy máu ở chân răng rất có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm nướu. Khi các mảng bám trên răng tại đường viền lợi không được vệ sinh kỹ hoặc sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi cho sạch thức ăn thừa thì sẽ làm vi khuẩn phát triển sinh sôi và dẫn đến các triệu chứng viêm nướu. Nướu sẽ có biểu hiện đau nhức, sưng tấy và bị chảy máu khi bạn đánh răng, thậm chí là khi dùng chỉ nha khoa làm sạch răng.

Ngoài ra, răng bạn có quá nhiều cao răng bám vào thì về lâu về dài sẽ gây viêm lợi kèm theo tình trạng chảy máu chân răng. Khi bệnh viêm lợi càng nặng thì tình trạng chảy máu chân răng sẽ diễn ra càng nhiều.

  • Các bệnh lý của răng

Các chuyên gia nhấn mạnh, trường hợp gây ra chảy máu chân răng nhiều nhất là thuộc về nhóm đối tượng đang có các bệnh lý về răng miệng. Thông thường là những người răng bị sâu, kèm theo đau nhức và khi ăn thì thức ăn sẽ đọng lại lỗ sâu sẽ gây nên viêm lợi kẽ răng. Lúc này, những chân răng đã bị viêm lợi sẽ rất dễ bị nhiễm trùng chân răng, khiến chân răng dễ bị sưng lợi đau nhức kèm theo việc chảy máu. Các bệnh lý của vùng quanh răng

  • Răng mọc lệch, khấp khểnh

Có thể bạn không tin nhưng việc răng bị mọc lệch hay khấp khểnh cũng là nguyên nhân khiến răng bị chảy máu chân răng do quá trình ăn uống vệ sinh không kỹ.  Răng bị lệch, khấp khểnh không chỉ khiến bạn kiếm tự tin trong giao tiếp mà khi vệ sinh răng miệng cũng khiến chủ nhân gặp phải những khó khăn nhất định. Thức ăn khi bám vào răng rất khó để lấy ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây ra các vấn đề về răng miệng.

Cách điều trị chảy máu chân răng chuyên nghiệp

Vậy đâu là cách điều trị chảy máu chân răng tốt nhất. Các chuyên gia cho biết, trước tiên bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để trực tiếp thăm khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng để có phương pháp chữa trị an toàn, phù hợp và hiệu quả.

Nhiều người từng được chẩn đoán mắc bệnh viêm nướu khi đi khám răng định kỳ với biểu hiện chảy máu chân răng. Tình trạng này thường sẽ bắt đầu với những triệu chứng rất nhẹ nên không phải ai cũng biết để đi thăm khám. Thông thường, các chuyên gia khi thực hiện vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân thường nhận thấy chảy máu chân răng, sưng tấy và kích ứng nướu sưng to bất thường trong khi vệ sinh răng miệng.

Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vị trí của răng, hàm và vật liệu nha khoa cho người bệnh, để xác định tình trạng và các vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chải răng hoặc quá trình dùng chỉ nha khoa của bạn. Nếu trường hợp bệnh về nướu, răng, lợi xảy ra, nha sĩ sẽ đưa ra đề xuất về cách điều trị chảy máu chân răng để khắc phục vấn đề này.

Các nha sĩ sẽ lập biểu đồ nha chu có thể được thực hiện để đo độ sâu của mô nướu và vệ sinh răng miệng cũng có thể xác định xem bạn có bị tụt nướu hay không. Thông thường, phương pháp này sẽ được thực hiện lại vào các buổi khám răng sau đó nữa để phân tích xem sức khỏe nướu đang được cải thiện hay bị giảm sút và có phương pháp chữa trị phù hợp. Trong quá trình này, các mảng bám và vôi răng cũng sẽ được loại bỏ để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn tích tụ gây bệnh.

điều trị chảy máu chân răng cho bà bầu

Cách khắc phục hiện tượng chảy máu chân răng

Bên cạnh đó, nha sĩ cũng khuyên bạn cần có cách chăm sóc răng miệng thật tốt để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng. Cụ thể như sau:

  • Nên uống nước tráng miệng sau bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng cũng như làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại. Bạn nên nhớ là không sử dụng tăm hay các vật nhọn chạm dễ vào nướu răng vì có thể gây chảy máu, gây tổn thương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Hãy nhớ đánh răng 2 lần hàng ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng cần học đánh răng đúng cách là sử dụng bàn chải lông mềm, có kích thước vừa vặn với khoang miệng. Bạn cần nghiêng bàn chải 45 độ khi đánh răng và nên chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Nên nhớ là không chải răng theo chiều ngang vì như vậy sẽ gây mòn men răng, khiến các mạch máu dưới nướu bị tổn thương và chảy máu chân răng nhiều hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga cồn và chất kích thích.
  • Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung nhiều các loại rau củ quả giàu vitamin như cam, chanh, cà rốt, rau có màu xanh sẫm để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu tình trạng chảy máu ở chân răng diễn ra liên tục và thường xuyên thì bạn cần thăm khám kịp thời để thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, muốn chữa khỏi chảy máu chân răng thì trước tiên phải tìm đúng nguyên nhân để có cách điều trị chảy máu chân răng phù hợp chứ không đơn thuần chỉ là thay đổi thói quen sinh hoạt. Bạn nên đến chuyên khoa răng hàm mặt để được các nha sĩ khám bệnh, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao chân răng chảy máu và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.