Khám phụ khoa định kỳ như thế nào là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người đang có ý định đi khám phụ khoa. Để giải đáp thắc mắc khám phụ khoa định kỳ như thế nào, chị em hãy tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Khám phụ khoa là gì?
Phụ khoa là thuật ngữ dùng để chỉ các bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nữ giới, trong đó gồm có: âm hộ, âm đạo, tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng,…Những bộ phận này cấu thành nên mộ cơ quan quan sinh dục hoàn chỉnh, đảm nhiệm chức vụ quan trọng như mang thai, sinh con của nữ giới.
Trong một số trường hợp, do chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau mà cơ quan sinh dục của nữ giới bị viêm nhiễm với các triệu chứng điển hình như: ngứa ngáy, đau rát khó chịu, khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi hôi,…
Các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sống, công việc mà còn ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của nữ giới. Khi gặp phải tình trạng trên thì điều đầu tiên chị em cần làm đó là đi thăm khám để tìm ra phương pháp khắc phục, loại bỏ bệnh. Vậy khám phụ khoa là gì?
Khám phụ khoa chính là quá trình thăm khám tổng quát trên toàn bộ cơ quan sinh dục của nữ giới. Qúa trình thăm khám sẽ diễn ra vô cùng chi tiết, từ khâu thăm khám lâm sàng cho tới khâu thực hiện xét nghiệm, siêu âm,…để có thể đưa ra đánh giá, kết luận chính các nhất.
Khám phụ khoa định kỳ như thế nào?
Thông thường khi khám phụ khoa định kỳ, chị em sẽ được thực hiện qua các bước sau đây.
Bước 1: Hỏi thăm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Trước khi tiến hàng thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ hỏi thăm tình trạng sức khỏe, các triệu chứng mà bản thân đang gặp phải, tiền sử bệnh lý nếu có, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng,…Các thông tin này, sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Sau khi cả hai đã trao đổi chi tiết các vấn đề thì lúc này bác sĩ bắt đầu chỉ định thăm khám tổng quát một số vấn đề như:
- Đo chiều cao và cân nặng.
- Đo huyết áp và nhịp tim trong cơ thể.
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.
Với bước khám này, bác sĩ có thể nắm được khái quát tình trạng bệnh của bệnh nhân từ đó đưa hướng điều trị bệnh tiếp theo.
Bước 2: Khám vùng ngực
Ngực là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng đối với nữ giới, giúp phản ánh những vấn đề sinh ý một cách chính xác. Nếu chị em thấy ngực có các biểu hiện bất thường như đau, tức ngực thì đó là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của chị em đang không tốt, có vấn đề.
Chính vì thế, khám vùng ngực là bước không thể bỏ qua trong quy trình thăm khám phụ khoa ở chị em phụ nữ.
Ở bước thăm khám này, bác sĩ sẽ đặt tay lên vùng ngực nhằm xác định xem liệu bạn có khối u nào ở đây không. Nếu có thì bạn cần phải tiến hành siêu âm để đưa ra kết luận chính xác hơn.
Bước 3: Khám vùng bụng
Khám phụ khoa định kỳ như thế nào? Đây là một trong các bước khám phụ khoa không thể bỏ qua nhằm kiểm tra các khôi u. Tại bước này, bác sĩ sẽ dùng tay ấn nhẹ nhàng vào vùng bụng dưới của bạn, vừa thực hiện bác sĩ vừa hỏi bạn có thấy cảm giác gì khi bác sĩ ấn hay không.
Nếu như bạn có cảm giác đau khi bác sĩ ấn vào thì bác sĩ sẽ xác định điểm đau để kiểm tra chi tiết hơn.
Mục đích của việc làm này đó là kiểm tra hình dạng cũng như kích thích, vị trí của tử cung, độ rộng mở của buồng trứng xem liệu có sự xuất hiện của khối u nang hay không. Hoặc kiểm tra độ sưng của ống dẫn trứng xem liệu bạn có đang chửa ngoài dạ con không.
Bước 4: Kiểm tra vùng kín
Kiểm tra vùng kín là bước cơ bản không thể thiếu trong khám phụ khoa định kỳ như thế nào. Bởi kiểm tra vùng kín là kiểm tra rất nhiều vấn đề, trong đó có:
+ Khám bên ngoài bộ phận sinh dục
Bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát môi lớn, môi bé, hậu môn,…bằng mắt thường xem có điểm gì bất thường hay không.
Vùng kín có bị sưng tấy, nổi mụn đỏ hay không, nếu có sẽ tiến thành thực hiện các xét nghiệm tiếp theo.
Khám bên ngoài bộ phận sinh dục là quá trình thăm khám bằng mắt thường để đánh giá sơ bộ chứ chưa sử dụng thiết bị y tế để kiểm tra.
+ Khám bên trong bộ phận sinh dục
Tại bước này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng đó là mỏ vịt. Sauk hi mỏ vịt đã được bôi trơn, bác sĩ đưa vào trong âm đạo nhằm mở rộng âm đạo để kiểm tra xem bên trong có biểu hiện bất thường gì hay không.
Từ đây, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát thành âm đạo, cổ tử cung và lỗ tử cung để xem có các thương tổn nào xảy ra hay không.
Khi đưa mỏ vịt vào âm đạo, người bệnh có thể sẽ thấy hơi khó chịu một chút. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái nhé.
Bước 5: Thực hiện xét nghiệm
Một trong các xét nghiệm không thể thiếu khi đi khám phụ khoa đó là:
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Bước này giúp bác sĩ phát hiện cơ thể bạn có đang bị nhiễm khuẩn hay virus không.
- Xét nghiệm tế bào: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung để xét nghiệm pap nhằm chẩn đoán bệnh lý ở cổ tử cung trong đó có ung thư cổ tử cung.
- Xét nghiệm nội tiết: Xét nghiệm này giúp bác sĩ đánh giá chỉ số nội tiết trong cơ thể, từ đó chẩn đoán nguy cơ vô sinh – Hiếm muộn.
Sau khi hoàn tất thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành thông báo kết quả chính xác cho bệnh nhân. Nếu có bất kỳ bệnh phụ khoa nào, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hy vọng với thông tin chia sẻ trên đây của chúng tôi, có thể giúp bạn biết được khám phụ khoa định kỳ như thế nào. Mọi vướng mắc cần được giải đáp bạn hãy click chuột vào thư mục tư vấn trực tuyến TẠI ĐÂY.