Bạn muốn đi khám phụ khoa trước khi mang thai để đảm bảo thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Nhưng bạn không biết khám phụ khoa trước khi mang bầu gồm khám những gì. Giờ đây bạn sẽ không cần phải lo lắng và mất thời gian tìm kiếm thông tin nữa, tất cả sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Bài viết quan tâm:
- Khám phụ khoa có bị lây bệnh không: Cảnh giác kẻo rước bệnh
- Khám phụ khoa có phải nhịn ăn không và những lưu ý khi khám phụ khoa
- Khám phụ khoa có biết từng phá thai không: Bí mật từ chuyên gia
Khám phụ khoa trước khi mang thai gồm những gì?
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, khám phụ khoa trước khi mang bầu là việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng giúp đảm bảo chị em có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những bất thường xảy ra ở cơ quan sinh dục.
Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả. Khám phụ khoa trước khi mang bầu sẽ gồm:
-
Khám tổng quát
Đây là điều đầu tiên mà nữ giới cần thực hiện trước khi khám phụ khoa để mang thai. Ở bước này, chị em sẽ phải khám tổng quát các cơ quan như: tim mạch, gan, phổi, thân xương,…
Việc khám tổng quát sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa có thể nhanh chóng phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể. Khám tổng quát rất quan trọng, là bước tiền đề cho những bước thăm khám tiếp theo.
-
Khám cơ quan sinh dục
Không chỉ trước khi mang thai mới khám cơ quan sinh dục mà việc này cần thực hiện đều đặn 6 tháng/ lần. Bước này, bác sĩ sẽ khám, kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu, tầng sinh môn,…nhằm phát hiện biểu hiện bất thường.
Trong quá trình kiểm tra, nếu như có bất kỳ nghi ngờ biểu hiện mắc bệnh nào. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo,…
Từ đó xác định chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp can thiệp phù hợp, tránh nguy cơ khó thụ thai cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai. Những xét nghiệm bác sĩ có thể yêu cầu chị em thực hiện là:
+ Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm phát hiện cơ thể nữ giới có mắc phải các bệnh lý như: tiểu đường, thiếu máu không. Đặc biệt, xét nghiệm máu giúp đánh giá chính xác các chức năng của gan, thận,…Với những người gặp phải tình trạng bệnh lý kể trên, thì khả năng bé sinh ra bị dị tật, dị dạng rất lớn.
+ Xét nghiệm nước tiểu
Ngoài xét nghiệm máu thì những bước thăm khám phụ khoa trước khi mang thai còn có xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm này có tác dụng tìm hiểu hàm lượng đạm, đường, máu và vi khuẩn,…tồn tại trong nước tiểu.
Hơn nữa, bước xét nghiệm này còn giúp bác sĩ phát hiện ra những bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, bệnh tiết niệu từ khi còn rất sớm. Từ đó, tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả, nhanh chóng giúp thai kỳ diễn ra an toàn.
+ Xét nghiệm dịch âm đạo
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế vô trùng lấy một mẫu nhỏ dịch âm đạo và mang đi xét nghiệm, nhằm phát hiện chị em phụ nữ có mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay không hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm.
-
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các biểu hiện bất thường đối với tử cung. Chẳng hạn như phát hiện các dấu hiệu về u nang buồng trứng, u xơ tử cung,…từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nhanh chóng.
-
Kiểm tra nhiễm sắc thể
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, đây là yếu tố có vai trò ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, trước khi có ý định mang thai sinh con, các cặp vợ chồng nên kiểm tra nhiễm sắc thể của mình xác định nguy cơ mắc phải di truyền khi sinh con là bao nhiêu phần trăm.
Từ cơ sở dữ liệu thu thập được đóm bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng di truyền của cả hai người để đưa ra những kết luận chính xác nhất về nhiễm sắc thể ở đời sau.
-
Kiểm tra tuyến giáp
Khi khám phụ khoa trước khi mang thai chị em không thể bỏ qua bước kiểm tra tuyến giáp, bởi đây là phần đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu như chức năng tuyến giáp bị giảm sút thì khả năng mang thai sẽ bị giảm xuống nghiêm trọng, nếu có thai thì nguy cơ trẻ sinh ra bị kém thông minh, chậm phát triển sẽ rất cao.
Vì thế, việc thăm khám kiểm tra kỹ càng chức năng tuyến giáp sẽ giúp các cặp vợ chồng yên tâm hơn, sẵn sàng tâm lý chuẩn bị mang thai. Toàn bộ những bước kiểm tra trên sẽ giúp cho những cặp vợ chồng có nhu cầu sinh con nắm được rõ nhất tình trạng sức khỏe cũng như nhứng lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.
-
Khám trực tràng
Ở bước này, bác sĩ sẽ sử dụng một ngón tay đã được đeo găng tay vô trùng và bôi trơn đưa vào trực tràng để kiểm tra cơ bắp ở giữa âm đạo và hậu môn xem có xuất hiện khối u nào không.
-
Khám vùng ngực
Khám ngực rất quan trọng và không nên bỏ qua khi khám phụ khoa trước khi mang thai. Bước thăm khám này giúp bác sĩ phát hiện các bất thường xảy ra ở tuyến vú, nhất là ung thư vú.
Hy vọng bài viết này có thể giúp chị em biết được khám phụ khoa trước khi mang thai gồm những gì, từ đó yên tâm hơn khi đi thăm khám. Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác, bạn hãy nhấp chọn ngay TẠI ĐÂY.