Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Ở Việt Nam, đã xảy ra không ít những vụ việc đau lòng về những bà mẹ cầm dao cướp đi sinh mạng của chính đứa con mình dứt ruột sinh ra khi được vài tuần tuổi; có trường hợp tự tử vì bị hoang tưởng, không chịu được áp lực tinh thần,…..đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của hiện tượng trầm cảm sau sinh ở nữ giới.

nguyen-nhan-tram-cam-sau-sinh

Vậy, đâu là nguyên nhân trầm cảm sau sinh? Tham khảo bài viết dưới đây để nâng cao kiến thức về bệnh lý này.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

  • Thay đổi về nội tiết:

Trong giai đoạn thai kỳ, nội tiết tố ở nữ giới, điển hình là estrogen và progestrogen có sự gia tăng đột ngột, đáp ứng cho việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau sinh, lượng hormone này bị giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.

Ngoài ra, một số nhà khoa học đã phát hiện ra, hormone vỏ thượng thận và tuyến giám suy giảm khiến gia tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

  •  Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa trong cơ thể sau sinh từ 3 – 4 tuần sau sinh dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
  • Trầm cảm sau sinh cũng xuất hiện nhiều hơn ở những người trước có từng có biểu hiện bị trầm cảm, có tiền sử bệnh các bệnh tâm lý, thần kinh yếu, những người sinh con khi còn quá ít tuổi,….
  • Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân trong việc san sẻ trách nhiệm về công việc chăm sóc con, công việc nhà,…
  • Thiếu kinh nghiệm, kiến thức về chăm sóc trẻ nhỏ khiến phụ nữ sau sinh rơi vào trạng thái lo lắng thái quá, những các xúc tiêu cực khiến trầm cảm dễ xuất hiện.
  • Sự thay đổi về thói quen, ngoại hình, cảm xúc, giờ giấc sinh hoạt, thức đêm triền miên,…cũng là một trong những nguyên nhân trầm cảm sau sinh.
  • Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.

Nên làm gì khi nghi ngờ bị trầm cảm sau sinh?

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh không khó để phát hiện. Nếu thấy bản thân hoặc người nhà có những biểu hiện như:

  • Cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ, hay cáu gắt vô cớ.
  • Cảm thấy buồn chán, chán nản kéo dài.
  • Cảm giác khó chịu, tức ngực khó thở như bị cái gì dè nén.
  • Lo lắng quá mức với các biểu hiện bồn chồn, bất an.
  • Sống kép kín, từ chối các giao tiếp xã hội.
  • Giảm trí nhớ và kém tập trung.
  • Khóc nức nở, than thở vì những sự việc nhỏ nhặt.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Chán ăn.
  • Một cảm giác kiệt sức và mất năng lượng.

Ở mức độ trầm cảm nặng hơn, người phụ nữ sẽ có hiện tượng ngược đãi trẻ, thậm chí có ý định, hành động gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và chính bản thân họ.

Khi thấy xuất hiện ít nhất 3 – 5 triệu chứng như trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

  •  Khi đến các cơ sở y tế chuyên khoa, họ sẽ được điều trị theo các liệu pháp tâm lý, dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc ổn định thần kinh giúp hệ thần kinh được giải tỏa căng thẳng, áp lực, điều hòa cảm xúc, trạng thái tâm lý tiêu cực đang diễn ra.
  • Người nhà nên có sự sẻ chia, động viên phụ nữ sau sinh: hỗ trợ việc nhà, chăm sóc con cái, tạo thời gian cho họ nghỉ ngơi, quan tâm tới ngoại hình, tâm trạng vui vẻ, thoái mái,…giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả.
  • Nên cho phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ đi tầm soát trầm cảm ít nhất 1 lần, nếu thấy có biểu hiện bất thường, nên cho đi tầm soát trầm cảm sau sinh khoảng 1, 2, 4 tuần.

Một số nguyên nhân trầm cảm sau sinh vừa rồi mong rằng đã giúp bạn đọc có nhận thức đúng đắn về căn bệnh này. Chủ động trong phát hiện và xử lý đúng cách trầm cảm sau sinh là điều tốt nhất để bạn bảo vệ chính mình và những người thân yêu.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.