Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về thực quản, hô hấp: viêm thực quản, viêm phế quản, thậm chí ung thư thực quản với tỷ lệ tử vong ở mức cao. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được phòng tránh và điều trị nếu được phát hiện sớm và có những điều chỉnh thích hợp trong chế độ dinh dưỡng, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.

Nắm bắt chính xác những nguyên nhân trào ngược dạ dày ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

nguyen-nhan-trao-nguoc-da-day3

Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày, còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay viêm thực quản trào ngược. Tất cả đều để chỉ tình trạng acid tại dạ dày bị đẩy lên, trào ngược lên thực quản – ống tiêu hóa nối giữa miệng và dạ dày.

Bệnh thường xảy ra sau bữa ăn, cũng chính là thời điểm dạ dày tiết dịch acid nhiều nhất để tiêu hóa thức ăn, cảm giác khó chịu sẽ diễn ra trong khoảng vài phút, rất hiếm xảy ra khi ngủ. Nếu những cơn trào ngược thỉnh thoảng xuất hiện, điều này không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu lặp lại từ 2 – 3 lần/ tuần với mức độ trầm trọng hơn sẽ trở thành bệnh mãn tính, dịch acid từ dạ dày trào lên gây tổn hại rất lớn cho thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thường được nhận biết qua một số triệu chứng điển hình như:

  • Hay có cảm giác nghẹn tức ở phần ống thực quản, khó nuốt hoặc hay bị nấc.
  • Xuất hiện các cơn ợ nóng, ban đầu sẽ thấy đau rát ở trước xương ức, sau đó lan ra cổ họng rất khó chịu. Thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi đánh răng.
  • Thở khò khè, có thể kèm theo ho khan.
  • Hôi miệng.
  • Trường hợp trào ngược acid lên họng, thanh quản có thể khiến người bệnh bị đau rát họng, nhiều đờm, viêm họng, khàn tiếng.

Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ít người ngờ tới

Về cấu tạo tự nhiên của hệ tiêu hóa, khi thức ăn được nuốt xuống qua ống thực quản sẽ được đưa vào dạ dày, tại đây bắt đầu quá trình dạ dày tiết dịch acid để tiêu hóa thức ăn.

nguyen-nhan-gay-trao-nguoc-da-day-2

Để tránh quá trình thức ăn và cách dịch tại dạ dày bị đẩy ngược lên các bộ phận phía trên, phần cuối của thực quản có một cơ thắt. Bình thường, cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.

Khi cơ thắt hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Nếu dịch nhày tại thực quản và nước bọt có thể trung hòa được acid dạ dày bị trào lên sẽ giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của chúng lên các niêm mạc mỏng manh trong thực quản, tránh gây ra các tổn thương nghiêm trọng.

Như vậy, nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày sẽ xuất phát từ: cơ thắt thực quản và dạ dày. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các bộ phận này.

  •  Nằm ngay sau khi ăn xong: Sau ăn là thời điểm dạ dày tăng tiết dịch acid để tiêu hóa thức ăn, nếu nằm ngay sau khi ăn sẽ khiến dịch từ dạ dày dễ dàng bị đẩy ngược lên và di chuyển lên phía trên của thực quản. Tình trạng này cũng xảy ra khi bạn thường xuyên ăn đêm và ngủ gần như ngay sau đó.
  • Thừa cân, béo phì: Những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh trào ngược daj dày cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ lượng mỡ tích tụ quang bùng bụng làm gia tăng áp lực lên dạ dày khiến họ hay có ảm giác ợ chua, ợ nóng do acid bị trào ngược lên ống thực quản.
  • Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn cay nóng, đồ uống có ga, cồn, chất kích thích (cafe, thuốc lá, ma túy, rượu, bia,…) sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn, đồng thời gây áp lực lên cơ vòng thực quản. Khi cả hai yếu tố cũng bị ảnh hưởng, suy yếu thì trào ngược dạ dày là điều khó tránh khỏi.

nguyen-nhan-trao-nguoc-da-day

Thuốc lá được xác định là thủ phậm nguy hiểm gây ra bệnh lý này. Hãy cai thuốc càng sớm càng tốt. Nocotine trong thuốc lá có khả năng tác động làm giãn cơ vòng thực quản, cùng với đó làm tăng nguy cơ đẩy ngược acid lên trên. Thuốc lá cũng khiến giảm khả năng tiết nước bọt từ đó làm giảm khả năng trung hòa acid khiến nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người không hút thuốc.

  •  Tác dụng phụ của một số loại thuốc spirin, ibuprofen và thuốc huyết áp,…có thể làm giảm dung tích van phân cách đường ống thực quản và dạ dày, đồng thời khiến dạ dày tạo ra nhiều acid hơn. Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Những người mang thai hoặc làm công việc nặng dễ bị bệnh trào ngược dạ dày hơn do có sự gia tăng áp lực lên thành bụng.
  • Những người mắc các bệnh lý về dạ dày như viêm loét, phù nề, ung thư, hẹp hang môn vị,….cũng khiến dịch acid dễ trào lên hơn.
  • Stress, căng thẳng kéo dài sẽ sinh ra Cortisol gây tăng tiết dịch dạ dày, đồng thời phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho acid HCl tiếp xúc và phá hủy niêm mạc thực quản. Khi cơ thắt bị suy yếu sẽ gây ra hiện tượng trào ngược.

Trào ngược dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, không nên chủ quan coi thường khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, hãy chú ý thay đổi, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày cân bằng, điều độ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.