Khám phụ khoa là việc làm quan trọng và rất cần thiết với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người đang trong độ tuổi sinh sản. Khi khám phụ khoa lần đầu không ít người thắc mắc và lo lắng khám phụ khoa được thực hiện như thế nào và những lưu ý trước khi khám phụ khoa là gì. Hiểu được tâm lý đó, bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp các vấn đề trên, chị em hãy cùng tham khảo nhé!
Nữ giới khi nào nên đi khám phụ khoa lần đầu?
Các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, rất nhiều chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng, bất an khi quyết định đi thăm khám phụ khoa lần đầu tiên trong đời.
Thông thường nữ giới nên bắt đầu đi khám phụ khoa đầu tiên trong độ tuổi từ 21 tuổi, khi có quan hệ tình dục (khám phụ khoa 3 năm liên tiếp), khi chuẩn bị kết hôn hoặc khi vùng kín có các biểu hiện bất thường.
Khám phụ khoa là điều cần thiết và bình thường. Nếu có thể, chị em phụ nữ nên trao đổi trực tiếp với người thân trong gia đình, bởi điều này sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái hơn. Trong quá trình khám, bạn có thể tâm sự với bác sĩ để được thấy thoải mái hơn.
Khám phụ khoa lần đầu tiên được thực hiện như thế nào?
Trước khi tiến hành thăm khám, bác sĩ có thể sẽ hỏi về bản thân bạn và gia đình. Một trong số đó có thể liên quan tới vấn đề cá nhân, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt, thói quen sinh hoạt tình dục,…
Nếu như lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin thì bạn hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ trước khi trả lời những cây hỏi nào để đảm bảo thông tin mình cung cấp được giữ bí mật tuyệt đối.
Khám phụ khoa được hiểu đơn giản là khám các cơ quan sinh dục và cơ quan sinh dục dưới của nữ giới như: tử cung, buồng trứng, âm đạo, âm hộ,…
Khi tiến hành khám phụ khoa, chị em phụ nữ sẽ được bác sĩ khám một cách chi tiết, cụ thể nhất. Ngoài ra, chị em sẽ được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch tiết âm đạo,…từ đó phát hiện ra những bất thường ở vùng kín và có biện pháp can thiệp kịp thời. Khám phụ khoa sẽ gồm:
+ Khám sức khỏe tổng quát:
Gồm có đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp và kiểm tra những vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
+ Khám bộ phận sinh dục ngoài:
Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát âm hộ và xác định những bất thường nếu có. Đây được xem là cơ hội để bạn có thể hiểu rõ hơn về cơ thể của mình.
Thường bạn sẽ không cần phải khám vùng chậu trong lần thăm khám phụ khoa đầu tiên, trừ khi bạn đang có vấn đề bất thường chẳng hạn như chảy máu vùng kín hay đau bất thường.
Nếu bạn đã có quan hệ tình dục thì những xét nghiệm đối với một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ cần thiết phải thực hiện. Thường những xét nghiệm cần thực hiện đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản đều cần phải lấy mẫu nước tiểu.
+ Thăm khám vùng chậu và xét nghiệp Pap
Một xét nghiệm khác mà bạn sẽ phải thực hiện ở độ tuổi 21 đó là xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này sẽ kiểm tra những thay đổi bất thường tại cổ tử cung mà có thể dẫn tới ung thư. Thăm khám vùng chậu sẽ được chia thành 3 bước:
- Quan sát âm hộ
- Quan sát âm đạo và cổ tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt (một dụng cụ y khoa giúp mở rộng âm đạo để có thể quan sát và thăm khám bên trong một cách dễ dàng) để quan sát chi tiết âm đạo và cổ tử cung.
- Kiểm tra những cơ quan nội tạng bằng gang tay: Khi bạn thực hiện xét nghiệm Pap, các bước cũng sẽ diễn ra tương tự. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ phải lấy một chút mẫu tế bào từ cổ tử cung để mang đi xét nghiệm.
Để kiểm tra những cơ quan nội tạng, bác sĩ sẽ đeo một chiếc găng tay, bôi trơn phần đầu của một hoặc hai ngón tay và đưa vào bên trong âm đạo, lên tới phần cổ tử cung. Đồng thời bác sĩ sẽ ấn vào bụng từ bên ngoài để kiểm tra các vấn để bất thường xảy ra ở khu vực cổ tử cung.
Trong lần khám phụ khoa đầu tiên nên trao đổi những gì?
Nữ giới trong độ tuổi dậy thì, sinh sản nên quan tâm và chủ động tìm hiểu, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa những vấn đề sức khỏe. Trong lần khám phụ khoa đầu tiên, chị em nên trao đổi các vấn đề liên quan tới kinh nguyệt, cân nặng, tình dục giới tính, biện pháp tránh thai,…
Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ phát hiện sớm những bất thường, bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh sản từ đó kịp thời khắc phục và điều trị. Chị em nên lựa chọn những cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín, bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại,…để quá trình khám chữa bệnh đạt kết quả cao.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây, có thể giúp chị em phụ nữ nắm được những lưu ý trước khi khám phụ khoa. Mọi vướng mắc cần giải đáp chị em hãy trao đổi trực tiếp ngay TẠI ĐÂY.