Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Nổi hột đỏ ở cuống lưỡi có phải là dấu hiệu bệnh xã hội

Nổi hột đỏ ở cuống lưỡi có phải là dấu hiệu bệnh xã hội

Nổi hột đỏ ở cuống lưỡi, to hơn bình thương, có thể kèm cảm giác đau, bất tiện trong giao tiếp. Thì cũng là lúc bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị nếu hột đỏ là dấu hiệu bệnh lý.

Hột đỏ ở cuống lưỡi là dấu hiệu bệnh gì?

Các chuyên gia cho biết, với những dấu khác lạ ở cuống lưỡi như nổi hột đỏ, bạn rất có thể đã mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm như sau: 

Nổi hột đỏ ở cuống lưỡi là bệnh gì ?

Nổi hột đỏ ở cuống lưỡi là bệnh gì ?

 

Bệnh sùi mào gà 

 

Bệnh sùi mào gà do virus HPV sống ở bộ phận sinh dục xâm nhập và gây nên. Virus này sinh trưởng và di chuyển qua đường tình dục, bất cứ tiếp xúc nào với bộ phận sinh dục của người mắc bệnh đều có thể làm virus lan truyền.

Người mắc bệnh sùi mào gà thường do quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình, dùng chung đồ dùng cá nhân có nguồn bệnh,… Các nốt sùi có thể xuất hiện ở miệng, hậu môn, bộ phận sinh dục. 

Thời gian ủ bệnh của virus HPV từ 3 tuần đến 9 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, không có dấu hiệu đau hay bất thường gì nên người bệnh khó phát hiện. Tốc độ phát triển của virus khi phát bệnh rất nhanh, đặc biệt là môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao và tùy vào cơ địa mỗi người.

Đối với bệnh sùi mào gà ở miệng, ban đầu người bệnh sẽ thấy hạt đỏ xuất hiện rải rác trong khoang miệng nhưng không gây đau, chỉ hơi vướng. Nếu chủ quan không khám và chứa sớm, các hạt này liên kết với nhau thành mảng, chạm vào dễ vỡ gây đau đớn và chảy máu và mủ có mùi hôi. Người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và ngại giao tiếp, cản trở các mối quan hệ xã hội.

Bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng

Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là bệnh Herpes sinh dục do virus HSV gây ra. Khác với sùi mào gà, virus HSV sẽ làm xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti. Ban đầu không đau không ngứa, nhưng để lâu mụn nước rất dễ vỡ, gây sưng viêm. Người bệnh ăn uống khó khăn và có cảm giác đau ngứa khó chịu.

Triệu chứng đi kèm là: đau họng, tiết nhiều nước bọt, sưng hạch bạch huyết, sốt.

U nhú tiền đình Papillomatosis

Bệnh này có tên gọi khác là giả sùi mào gà. Các triệu chứng giống bệnh sùi mào gà, cũng xuất hiện các hột đỏ ở lưỡi, cuống lưỡi và khoang miệng nhưng đây là bệnh lành tính. Các gai tế bào phát triển quá mức sẽ hình thành u nhú. Tuy không nguy hiểm nhưng các u nhú này cũng gây cản trở giao tiếp và khiến người bệnh tự ti. 

U nhú có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người chưa từng quan hệ tình dục. Những đặc điểm có thể phân biệt u nhú tiền đình Papillomatosis với sùi mào gà:

  • Mụn thịt thường mọc thành dải hoặc đối xứng nhau. 
  • Màu hồng nhạt và có cuống mụn riêng, không liên kết với nhau thành mảng.
  • Khó vỡ, không bị chảy mủ và viêm loét như sùi mào gà, mụn có thể tự teo nhỏ và biến mất sau 1 thời gian.

Nhiệt miệng, nhiễm trùng khoang miệng

Nổi hột đỏ ở cuống lưỡi còn có thể do vi khuẩn viêm nhiễm xâm nhập và gây bệnh cho khoang miệng, vùng họng. Ban đầu chỉ xuất hiện những nốt đỏ, sau đó các nốt đỏ này loét ra, gây đau rát và có thể ngứa ngày. Cảm giác đau ngứa nhưng không thể chạm vào khiến người bệnh khó chịu, chán ăn và cản trở giao tiếp.

Nhiệt miệng thường do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc dùng chất kích thích. Ngoài ra, dùng chung bàn chải đánh răng với người có bệnh cũng làm vi khuẩn lây lan.

Các triệu chứng bệnh không nguy hiểm, dễ điều trị bằng thuốc hoặc thực phẩm giảu vitamin, làm mát cơ thể. Một số trường hợp bệnh nặng sẽ gây các mụn sưng đỏ, đau, sốt cao, mệt mỏi,…

Do bị dị ứng

Hóa chất hoặc các thành phần trong nước súc miệng, kem đánh răng, thuốc cũng có thể khiến người sử dụng bị dị ứng hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc. Ngoài các hạt đỏ ở khoang miệng, người bệnh còn có thể phát ban trên da toàn cơ thể, ngứa ngáy, các vết phát ban lan rộng khi gặp gió.

Bệnh nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi làm xuất hiện hột đỏ hoặc mảng bám màu trắng trên lưỡi, có thể gây lở loét hoặc chảy mủ, sưng đau. Các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó nhai nuốt, miệng không cử động linh hoạt, bất tiện trong giao tiếp.

Bệnh ung thư lưỡi

Đây là bệnh nguy hiểm, dấu hiệu đầu tiên là mọc các mụn đỏ ở khoang miệng. Ngoài ra, bệnh còn các triệu chứng khác như: thay đổi màu sắc lưỡi, hơi thở có mùi hôi, có các vết loét trên niêm mạc da, đau đớn, vướng víu khó chịu. 

Ung thư lưỡi là bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạnh. Khi có tình trạng nổi hột đỏ ở cuống lưỡi, đừng chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ ngày để được thăm khám và điều trị đúng cách. 

Bệnh do nổi hạt đỏ ở cuống lưỡi có chữa được không?

Nổi hạt đỏ do nhiệt miệng và viêm lưỡi

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế để lại mảng bám và ngăn nhiễm trùng vết loét.
  • Ít ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh làm mát cơ thể, uống nhiều nước.
  • Dùng thuốc bôi, thuốc uống trị viêm loét miệng, giải nhiệt cơ thể, bù nước.

Khi bị nhiệt miệng người bệnh có thể tự điều trị và mua thuốc. Nếu bệnh trở nặng thì cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc đặc trị, có dược tính mạnh để trị bệnh.

Bệnh sùi mào gà và bệnh liên quan đến vùng họng

Đây là 2 bệnh xã hội và không thể tự khỏi hay tự điều trị tại nhà mà cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào mức độ bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp khác nhau: 

Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc uống, thuốc bôi có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn với những trường hợp bệnh nhẹ, các hột đỏ mới xuất hiện.

Điều trị ngoại khoa: 

  • Bệnh liên quan đến vùng họng: sử dụng phương pháp Plasma để trực tiếp tác động vào các vị trí viêm loét, tiêu diệt chính xác các tác nhân gây bệnh. Phương pháp này có hiệu quả cao, an toàn, không đau và ít chảy máu.
  • Bệnh sùi mào gà: sử dụng phương pháp ALA – PDT, tác động lên các tế bào mô ở vị trí nốt sùi, loại bỏ hột nổi và nốt sùi, không tác động đến các vị trí khác. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, người bệnh không cần nằm viện.

Bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis 

Bệnh này có thể tự khỏi. Nhưng nếu nó gây bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt, bạn có thể đến gặp bác sĩ để thực hiện cắt hoặc đốt các nốt mụn, kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng viêm để đạt hiệu quả điều trị.

Biện pháp phòng tránh các bệnh ở khoang miệng

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, khi thức dậy và trước khi ngủ. Không ăn thêm gì sau khi đánh răng buổi tối. Sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch mảng bám.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nên bổ sung nước, vitamin, chất xơ.
  • Duy trì tập thể dục, rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
  • Quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ tình dục không dùng bao cao su qua đường miệng.
  • Đi khám ngay khi xuất hiện hột đỏ bất thường ở cuống lưỡi, khám sức khỏe định kỳ.

Bệnh ở khoang miệng thường khiến người ta gặp nhiều bất tiện, nhất là khi nổi hột đỏ ở cuống lưỡi, vừa ăn uống khó khăn vừa mất tự tin khi giao tiếp. Hiểu rõ những dấu hiệu và bệnh lý thường gặp ở khoang miệng sẽ giúp bạn có cách phòng tránh và điều trị hợp lý. Giữ khoang miệng sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, 

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.