Trang chủ » Khám Phụ Khoa » Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân » Mang Thai » Siêu âm thai nhiều có tốt không?

Siêu âm thai nhiều có tốt không?

Hỏi:

Đối với mỗi người phụ nữ, hạnh phúc nhất là khi được làm mẹ, bởi vậy khi biết mình đã mang thai, dành mọi điều tốt đẹp nhất cho con, nhìn con phát triển khỏe mạnh mỗi ngày là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, vì tâm lý hồi hộp, lo lắng, muốn được nhìn ngắm con mỗi ngày, cho nên không ít chị em đã lựa chọn giải pháp siêu âm thai ngay cả khi không nằm trong giai đoạn quan trọng. Vậy việc siêu âm thai nhiều có tốt không? chính là câu hỏi được rất nhiều người băn khoăn.

“Tôi từng mang thai lần đầu cách đây hơn 1 năm, nhưng vì không cẩn thận, trong một lần ngã xe tôi đã không giữ được con. Đến nay, tôi đã có thai trở lại sau chừng đó thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, sau khi thăm khám, bác sỹ cho biết cần phải giữ gìn cẩn thận nếu không sẽ rất khó đễ giữ lại đứa bé. Tôi đã rất lo lắng, khi có bất cứ động thái nào liên quan đến đứa bé, tôi cũng bắt chồng đưa đi siêu âm thai luôn. Nhìn con qua màn hình cũng những tư vấn từ bác sỹ, giúp tôi yên tâm hơn. Nhưng nhiều người nói siêu âm thai nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến đứa bé. Không biết có phải tôi đã quá nhạy cảm không? việc siêu âm thai nhiều có tốt không? Mong bác sỹ cho tôi lời khuyên?”.

Nguyễn Nh (31 tuổi, Hải Dương).

sieu-am-co-phai-kieng-gi

Đáp:

Để lý giải những băn khoăn từ bạn Nguyễn Nh, cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích giúp chị em có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ đến từ Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi ở trong bài viết dưới đây.

Mẹ bầu siêu âm thai nhiều có tốt không?

Siêu âm là một kỹ thuật y học hiện đại được sử dụng rộng rãi trong y tế và hiện nay được dùng như một thông lệ trong quá trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhất là ở phụ nữ mang thai.

Đối với mẹ bầu, việc thực hiện siêu âm thai định kỳ nhằm mục đích:

  •  Kiểm tra vị trí và tốc độ phát triển của thai nhi.
  • Kiểm tra các dị tật thai nhi và xử trí kịp thời.
  • Xác định ngôi thai.
  • Dự kiến ngày sinh chính xác.

Cũng chính những lợi ích từ việc siêu âm thai mang lại, mà không ít mẹ bầu lạm dụng điều này trong suốt thai kỳ, không ít người còn thực hiện siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu hoặc 1 ngày siêu âm 2 lần ở 2 địa chỉ khác nhau, để xem kết quả có chính xác không?

Chia sẻ về điều này, Bác sỹ Hương cho biết, đến thời điểm hiện nay, chưa có một nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai nhi. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là điều không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.

Đồng thời, trong những năm gần đây, tỷ lệ dị tật thai nhi đang tăng lên mỗi ngày, khiến chúng ta không thể không nghi ngờ với tất cả những yếu tố nguy cơ tiềm tàng như di truyền, môi trường, chế độ chăm sóc sức khỏe thai kỳ, và bảo gồm cả việc siêu âm thai.

Việc siêu âm thai quá nhiều lần có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm thính lực của thai nhi, bên cạnh đó có thể gây hại nguy cơ bào thai bị nứt đốt sống. Ngoài ra, mẹ siêu âm quá nhiều trong thai kỳ, khi bé sinh ra còn có khả năng bị thoái vị não…

Vì vậy, các thai phụ nên đi khám thai, thực hiện lịch siêu âm thai nhi theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi.

Mẹ bầu nên siêu âm thai bao nhiêu lần là tốt nhất?

Theo các bác sĩ Hương, trong suốt quá trình mang thai, nếu không có dấu hiệu bất thường, chị em chỉ cần siêu âm 3 mốc quan trọng đủ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện dị tật không mong muốn.

Lần thứ nhất: Tuần 4-8 của thai kì

  • Lúc này siêu âm để kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa, có tim thai chưa?

Lần thứ hai: Tuổi thai từ 12-14 tuần

  • Lần siêu âm này nhằm xác định chính xác tuổi thai, số lượng thai.
  • Đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể, là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…

– Lần thứ ba: Tuần 30-32

  • Phát hiện về hình thể thai nhi xảy ra muộn như ở mạch máu, tim và các bất thường ở não như giãn não thất…
  • Chẩn đoán ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, nước ối… Từ đó bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá và tiên lượng được cuộc sinh sắp tới.

Bài liên quan

TOP 4 CÁCH CHỮA CHẢY MÁU CHÂN RĂNG CHO BÀ BẦU AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ trải qua những sự thay đổi đáng kể...

Bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục khi nào là bất thường!

Dù ở bất cứ thời điểm nào khi bà bầu ra nhiều khí hư màu trắng đục đều...

Chậm kinh 2 tháng thai được mấy tuần

Chậm kinh 2 tháng thai được mất tuần là băn khoăn của nhiều chị em khi có quan...

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không – chuyên gia trả lời

Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không là thắc mắc, băn khoăn của nhiều...

Tìm hiểu về những cách nghe tim thai đơn giản nhất

Hiện nay, khi y học ngày càng hiện đại hơn khi mang thai không cần phải đến...

Tìm hiểu xem siêu âm 16 tuần có chính xác không?

Siêu âm 16 tuần có chính xác không ? Điều các mẹ bầu rất quan tâm; bởi các...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.