Trang chủ » Hôi Miệng » Tìm hiểu về triệu chứng hôi miệng

Tìm hiểu về triệu chứng hôi miệng

Triệu chứng hôi miệng là như thế nào? Do đâu mà chúng ta gặp phải tình trạng hôi miệng? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về hôi miệng cùng các vấn đề xung quanh.

triệu chứng hôi miệng

Định nghĩa hôi miệng

Hôi miệng là một triệu chứng mà bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Đây là tình trạng có thể không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc phải tuy nhiên sẽ gây ra những trở ngại nhất định về mặt giao tiếp.

Mùi hôi có thể phát ra khi người hôi miệng nói chuyện, cười đùa hoặc thậm chí là khi thở bằng miệng. Hôi miệng thường gây ra bởi sự kết hợp của lưu huỳnh bay hơi như Hydro Sulfua (một chất có mùi tương tự mùi trứng thối), Methyl Mercaptan (có mùi hăng như tỏi)…

Nguyên nhân dẫn tới triệu chứng hôi miệng

Việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra hôi miệng sẽ giúp cho bạn có thể có biện pháp khắc phục triệu chứng hôi miệng một cách thích hợp. Các nguyên nhân bao gồm:

  • 2.1 Do vi khuẩn

Hợp chất sunfua được cho là do vi khuẩn kỵ khí Gram âm tạo ra. Loại vi khuẩn này sẽ xuất hiện ở những khu vực ngóc ngách trong khoảng miệng, kẽ răng, lưỡi…Nếu như tình trạng này không được sớm giải quyết thì có thể gây ra tình trạng hôi miệng.

  • 2.2 Hôi miệng tạm thời

Hôi miệng tạm thời sẽ xảy ra khi bạn dùng một số loại đồ ăn, đồ uống có mùi dẫn tới bị hôi miệng. Nguyên do là vì các loại đồ bạn sử dụng có tác động tới sự phân hủy tạo nên sunfua trong miệng, từ đó khiến hơi thở bốc mùi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, sau khi vệ sinh sạch sẽ răng miệng là có thể dễ dàng loại bỏ đi mùi hôi này.

Một số loại đồ có thể gây ra tình trạng này có thể kể tới như:

– Thuốc lá sẽ khiến cho các chất trong miệng và phổi dễ bị bay hơi theo khói thuốc. khiến cho tình trạng hôi miệng sẽ càng nặng hơn. Tình trạng này kéo dài còn có thể gây khô niêm mạc miệng.

– Ăn hành hay tỏi cũng sẽ có thể dẫn tới tình trạng hôi miệng. Bởi lẽ chúng chứa một lượng sunfua cao, chúng có thể đi qua đường ruột vào máu tới phổi và giải phóng qua đường miệng dưới dạng mùi hôi khó chịu.

– Bên cạnh đó các loại đồ uống như rượu, lượng protein cao như sữa một khi phân hủy khi vào miệng cũng sẽ tạo ra amino axit gây ra nhiều hợp chất sunfua. Điều này chính là nguyên do gây ra tình trạng hơi thở có mùi.

Một nguyên do nữa gây ra tình trạng hôi miệng tạm thời mà không phải do đồ ăn, đồ uống là khi mới ngủ dậy vào buổi sáng. Cơ thể chúng ta sau một thời gian nghỉ ngơi sẽ giảm bớt lượng nước bọt được bài tiết ra. Vậy nên miệng sẽ trở nên khô khiến cho hơi thở có mùi.

  • 2.3 Xuất phát từ miệng

Nếu như gặp phải một số bệnh liên quan tới răng miệng cũng có thể khiến cho miệng bạn phát ra mùi hôi khó chịu. Bao gồm các vấn đề như:

– Tình trạng không vệ sinh răng miệng kỹ khiến cho mảng bám không được loại bỏ tận gốc. Sau một thời gian chúng sẽ kết thành vôi răng. Vôi răng sẽ gây kích ứng khiến đồ ăn tích tụ lại trong những lỗ nhỏ trong khoảng miệng. Điều này gây ra tình trạng viêm nướu, nha chu, từ đó gây ra tình trạng hôi miệng.

– Hệ thống bài tiết nước bọt sẽ giúp cho khoang miệng được làm sạch bằng cách đào thải các hạt thức ăn còn sót ở miệng. Một khi chức năng bài tiết nước bọt không hoạt động trơn tru nữa sẽ dẫn tới tình trạng khô miệng. Khô miệng sẽ khiến cho miệng của chúng ta bắt đầu có mùi.

Khi bắt đầu có tuổi thì tuyến nước bọt cũng suy giảm gây ra mùi hôi miệng. Khô miệng còn có thể xảy ra khi bạn ngủ, tuy nhiên nếu như khô miệng kéo dài thường xuyên ngay cả khi không ngủ thì bạn nên đi khám vì đây có thể là vấn đề bệnh lý.

– Nếu như quá trình vệ sinh răng miệng không được thực hiện đều đặn và kỹ thì các chất bẩn có thể còn bám ở lưỡi gây ra mùi. Không chỉ vậy vấn đề vệ sinh kém sẽ khiến cho nấm candida có cơ hội phát triển khiến cho bạn bị hôi miệng

– Người bệnh mắc cái vấn đề về xương như viêm tủy xương, xương bị hoại tử, viêm ổ răng…cũng có thể gây nên tình trạng hôi miệng

– Một khi đã sử dụng các biện pháp điều trị răng miệng cũng có thể khiến cho khoang miệng có mùi. Bởi lẽ những mảnh vụn từ răng giả, khí cụ có thể rơi ra và tích tụ lại ở khoang miệng.

– Bệnh nhân đang gặp phải tình trạng lở loét ác tính, viêm miệng aphthous… cũng có thể là nguyên nhân.

  • 2.4 Một số nguyên nhân khác

Cũng có một số nguyên nhân bên ngoài khác có thể dẫn tới tình trạng hôi miệng. Chẳng hạn như:

– Thuốc mà bạn đang sử dụng: Quá trình sử dụng một số loại thuốc như amphetamine, disulfiram, nitrite, phenothiazine…để điều trị các loại bệnh khác mà cơ thể gặp phải cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng.

– Nếu như dạ dày gặp phải vấn đề tiêu hóa kém, tình trạng táo bón hay rối loạn hệ đường ruột thì cũng có thể dẫn tới triệu chứng bị hôi miệng. Hay thậm chí việc trào ngược axit dạ dày cũng sẽ khiến cho mùi từ thực phẩm mà bạn tiêu hóa quay lại thực quản tới miệng.

– Gặp phải tình trạng rối loạn hô hấp như bị xoang, amidan…cũng có thể khiến cho khí mà bạn thở ra hít vào xuất hiện mùi hôi khó chịu.

– Tình trạng đái tháo đường, các bệnh về gan, thận cũng sẽ khiến cho cơ thể có thể xuất hiện mùi ketone. Lý giải cho điều này là vì cơ thể sẽ có sự phân hủy mỡ và tạo ra mùi ketone, mùi này sẽ được giải phóng thông qua đường miệng.

– Một hội chứng tương đối hiếm gặp nhưng cũng có thể là nguyên do gây hôi miệng là hội chứng mùi cá ươn. Hội chúng này do rối loạn chuyển hóa khiến cho cơ thể người bệnh không chuyển hóa được trimethylamine trong những loại thực phẩm tanh như cá. Từ đó khiến cho mùi tanh sẽ tích tụ và tạo ra mùi hôi qua đường miệng.

Để có thể xác định rõ nguyên do khiến bản thân bị hôi miệng thì người bệnh nên tìm tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Việc xác định được cụ thể lý do gây ra bệnh hôi miệng thì sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị, loại bỏ mùi hôi.

Một số lưu ý giúp hạn chế tình trạng hôi miệng

Bên cạnh việc xác định nguyên do dẫn tới hôi miệng thì bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để hạn chế, tránh gặp phải tình trạng hôi miệng. Bao gồm:

– Hãy đều đặn vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Tốt nhất là đánh răng ngay sau khi ăn, sẽ giúp hạn chế được thức ăn bám trong khoang miệng.

– Nếu được thì bạn nên sử dụng chỉ nha khoa, đây là một công cụ giúp loại bỏ được tối đa những mảng thức ăn có thể dính trong kẽ rằng mà việc đánh răng không loại bỏ được.

– Không chỉ đánh răng mà bạn cũng nên vệ sinh lưỡi, bởi lẽ lưỡi cũng là một nơi dễ tích tụ nhiều vi khuẩn có thể gây ra tình trạng hôi miệng.

– Đồng thời nếu có đang sử dụng thuốc lá, rượu, bia…bạn cũng nên từ bỏ vì chúng cũng là tác nhân gây hôi miệng. Lâu dài chúng còn có thể dẫn tới tình trạng ung thư phổi, sức khỏe giảm sút…

– Bạn cũng nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể có đủ lượng nước để duy trì các hoạt động, trong đó có cả hoạt động bài tiết nước bọt.

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ra mùi như hành, tỏi. Nếu như sử dụng thì sau đó nên đánh răng ngay hoặc sử dụng kẹo cao su để loại bỏ bớt mùi.

– Bàn chải đánh răng nên chọn loại lông mềm để tránh làm tổn thương tới nướu, lợi. Thêm vào đó chỉ nên sử dụng bàn chải trong khoảng từ 3 đến 4 tháng trước khi thay cái mới. Điều này sẽ hạn chế được vi khuẩn có cơ hội tấn công khoang miệng gây ra mùi hôi ở miệng.

– Nếu như gặp vấn đề hôi miệng mà liên quan tới bệnh lý thì cần điều trị một cách tích cực. Một khi bệnh lý thuyên giảm thì tình trạng mùi hôi miệng cũng sẽ không còn xuất hiện nữa.

Thông qua bài viết này bạn đã có thể nắm được rõ hơn triệu chứng hôi miệng cũng như các nguyên nhân gây ra bệnh này. Mong rằng bạn có thể sớm có được giải pháp thích hợp để cải thiện tình trạng trên. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 03.56.56.52.52  để được hỗ trợ.

Bài liên quan

TOP 5 Cách chữa hôi miệng bằng chanh siêu đơn giản tại nhà!

Hôi miệng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng nhiều...

Mách bạn 5 cách chữa sâu răng hôi miệng đơn giản!

Cách chữa sâu răng hôi miệng tương đối đa dạng và có mức độ hiệu quả...

Nên chữa hôi miệng ở đâu tại Hà Nội?

Chữa hôi miệng ở đâu thì đảm bảo độ tin cậy, uy tín khi hiện nay có vô...

Mách bạn cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo

Cách chữa hôi miệng bằng nước vo gạo được biết tới là dễ áp dụng mà...

Dấu hiệu bị chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là bệnh gì? Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến mà ai...

Tìm hiểu về thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng?

Tìm hiểu và sử dụng đúng loại thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng là...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.