Ung thư thực quản không phải là căn bệnh xã lạ gì, bởi tỷ lệ người mắc phải ngày càng tăng cao chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Đối với căn bệnh ung thư, tỷ lệ sống sót là khá thấp nếu không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp ngay từ giai đoạn đầu. Vậy, ung thư thực quản sống được bao lâu? Các chuyên gia khẳng định, thời gian kéo dài sự sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào từng giai đoạn và chế độ chăm sóc bản thân.
Ung thư thực quản là gì?
Thực quản là một cấu trúc dạng ống chạy từ cổ họng đến dạ dày, thực phẩm sẽ đi từ miệng xuống dạ dày thông qua “ống truyền” đó. Ung thư thực quản là căn bệnh xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển tại bộ phận này. Các tế bào ung thư bắt đầu ở lớp bên trong của thực quản và có thể lan rộng ra khắp các lớp khác cũng như những bộ phận khác của cơ thể (di căn).
Có hai loại ung thư thực quản chính: Ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
Ung thư thực quản thường gặp ở những người nghệ rượu, nghiện thuốc, bị trào ngược dạ dày. Trong giai đoạn đầu, ung thư thực quản thường không có dấu hiệu điển hình nào. Nhưng khi ung thư tiến triển, bạn có thể gặp các dấu hiệu sau:
- Khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
- Giảm cân không có chủ đích.
- Đau tức ngực, đặc biệt phía sau xương ức.
- Ho.
- Khó tiêu và ợ nóng.
- Thực phẩm trào ngược lại lên thực quản.
Ung thư thực quản sống được bao lâu? Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân trên 5 năm kể từ ngày được chẩn đoán mắc ung thư thực quản là 43% đối với ung thư tại chỗ, 23% đối với ung thư đã lan rộng trong khu vực và 5% với ung thư lây lan xa.
Ung thư thực quản có chữa được không?
Theo các bác sỹ thì bệnh ung thư thực quản có thể chữa được khi bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn đầu (tỷ lệ là 72%), và khó chữa, thậm chí không chữa được khi đã ở cuối giai đoạn 3 đầu giai đoạn 4. Như vậy , tỷ lệ sống sót cho người bệnh sẽ cao hơn nếu như bệnh được phát hiện từ sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Về phương pháp điều trị ung thư thực quản, các chuyên gia cho biết, có nhiều hướng chữa bệnh ung thư thực quản khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh với hiệu quả mang lại khác nhau và phẫu thuật cắt bỏ khối u chỉ là 1 trong những phương án thực hiện.
- Giai đoạn 1: Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân tỷ lệ thành công là 72%.
- Giai đoạn 2: Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân tỷ lệ thành công là 64%.
- Giai đoạn 3: Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân tỷ lệ thành công là 50%.
- Giai đoạn 4: Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân tỷ lệ thành công là 38%.
Người bị ung thư thực quản sống được bao lâu?
Ung thư thực quản sống được bao lâu? Như đã nói ở trên, thời gian sống của người bị ung thư thực quản còn phụ thuộc vào từng giai đoạn. Bệnh ung thư thực quản được chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn khu trú: tế bào ung thư chỉ phát triển trong thực quản. Ở giai đoạn này người bệnh có khả năng sống được trên 5 năm là 39% nếu được điều trị và chăm sóc hợp lý.
- Giai đoạn tiến triển: ở giai đoạn này tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ lan tới hạch bạch huyết và các mô vùng lân cận. Giai đoạn này người bệnh có tỉ lệ sống trên 5 năm là 21%
- Giai đoạn cuối (giai đoạn di căn): lúc này các tế bào ung thư đã lạn rộng qua các cơ quan khác trên cơ thể mà không có việc điều trị nào có thế điều trị tận gốc được. Gia đoạn này tỉ lệ người bệnh sống được trên 5 năm là 4%.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Bệnh nhân mắc ung thư thực quản thường tử vong do hiện tượng suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng và sự xâm lấn của các khối u đến các bộ phận khác. Chính bởi vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân, tăng sức đề kháng và giảm thiểu nguy phát triển của bệnh là rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo nguồn thực phẩm sau:
- Rau quả phải đảm bảo yếu tố tươi, sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa các hóa chất bảo quản.
- Người nhà nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường sử dụng các thực phẩm nguyên cám như lúa mì, hạt lúa mạch, ngô, khoai tây, khoai lang.
- Đạm cung cấp cho cơ thể nguồn acid amin thiết yếu, quý vị cần cân đối lượng đạm từ nguồn gốc động vật và thực vật.
- Những bệnh nhân điều trị ung thư thực quản thường có đặc điểm chung là thiếu máu. Chính vì vậy bổ sung chất sắt để tái tạo máu cho bệnh nhân là việc làm cần thiết thông qua đường thức ăn hay thuốc uống. Một số thức ăn giàu chất sắt như gan động vật ( gan bò, gan lợn, gan ngỗng, gan vịt…), các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn lạc,…
Ung thư thực quản sống được bao lâu? Bạn nên nhớ rằng, tỉ lệ sống sót ngày càng giảm mạnh ở các giai đoạn bệnh khác nhau mà bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kì để có thể phát hiện kịp thời bệnh và chữa trị.