Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Viêm Nhiễm Phụ Khoa » Viêm niệu đạo nữ » Viêm niệu đạo sau sinh: Những thông tin quan trọng chị em cần biết

Viêm niệu đạo sau sinh: Những thông tin quan trọng chị em cần biết

Theo thống kê, viêm niệu đạo sau sinh ngày càng phổ biến khi có tới 70% phụ nữ mắc bệnh. Vậy viêm niệu đạo sau sinh nguyên nhân do đâu, nhận biết thế nào và phòng tránh ra sao. Chị em hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Làm sao để nhận biết bệnh viêm niệu đạo sau sinh?

Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm diễn ra ở ống dẫn nước tiểu, do vi khuẩn có hại xâm nhập, tấn công gây bệnh.

Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm niệu đạo cao hơn nhiều so với nam giới do cấu tạo niệu đạo ở bộ phận sinh dục của nữ giới có nhiều có nhiều cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển hơn. Khi bị viêm niệu đạo sau sinh nữ giới sẽ có các biểu hiện điển hình như:

  • Âm đạo tiết dịch bất thường, dịch tiết ra nhiều, dạng mủ hay nhớt, màu trắng đục, vàng và có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Khi đi tiểu tiện, người bệnh có cảm giác đau rát, buốt, nước tiểu có màu đục, thậm chí là lẫn máu.
  • Đau, nóng rát niệu đạo kèm theo hiện tượng sốt, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, đau lưng.

Viêm niệu đạo sau sinh gây ra nhiều cảm giác khó chịu, bất an và lo lắng cho chị em phụ nữ. Đặc biệt là khi các mẹ vừa mới trải qua kỳ sinh nở, vùng kín chịu nhiều tổn thương. Nếu bệnh không được điều trị sớm, đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sau này, thậm chí là dẫn tới nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo sau sinh ở chị em phụ nữ

Theo bác sĩ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Ở nữ giới, hệ thống tiết niệu được cấu tạo đặc biệt việc vệ sinh không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.

Hơn nữa, khoảng cách của lỗ niệu đạo với âm đạo và hậu môn của nữ giới rất ngắn. Vì vậy, vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng lây lan sang âm đạo và đi ngược vào trong gây viêm đường niệu đạo. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm niệu đạo sau sinh ở chị em phụ nữ, trong đó phải kể đến như:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ đúng cách, sử dụng xà phòng, sữa tắm không phù hợp gây ngứa ngáy, kích ứng da và khiến cho vi khuẩn tấn công nhanh.
  • Thường xuyên có thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như: nhịn tiểu, uống ít nước, không ăn uống những loại thực phẩm lợi tiểu cùng làm cho các vi khuẩn gây hại ứ đọng, không thoát ra được bên ngoài.
  • Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tác hay những thay đổi của cơ thể, các tác nhân bên ngoài tác động cũng là nguyên nhân gây viêm niệu đạo sau sinh.
  • Viêm niệu sau sinh ở phụ nữ cũng có thể do mắc bệnh từ lúc mang thai hay khi chưa mang thai. Trong thời gian mang thai, tử cung sẽ giãn rộng ra rất nhiều khiến bào thai bị chèn éo bàng quang và ống dẫn tiểu.
  • Những thay đổi của nội tiết trong quá trình mang thai cũng sẽ khiến cho hoạt động của ống dẫn niệu gặp khó khăn, nó sẽ co bóp chậm hơn, tích dịch nhẹ và làm cho vi khuẩn có hại xâm nhập, tấn công, phát triển mạnh mẽ gây ra viêm ống niệu đạo.
  • Việc sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài ở phụ nữ sau sinh cũng mở ra những cơ hội lớn để vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và bàng quang. Một khi vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, nhiễm trùng hay viêm niệu đạo là điều khó có thể tránh khỏi.

Làm sao để phòng tránh và điều trị bệnh viêm niệu đạo sau sinh hiệu quả?

Có rất nhiều chị em phụ nữ bị viêm niệu đạo sau sinh vì lo sợ ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ cho bé nên thường không điều trị sớm khiến cho bệnh chuyển biến xấu hơn.

Để có thể xác định mức độ bệnh như thế nào thì chị em cần tìm tới những cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín, đảm bảo để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Đối với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, các triệu chứng của bệnh không rõ ràng thì chị em có thể khắc phục bằng cách uống nhiều nước, ăn các loại hoa quả lợi tiểu.

Bởi không như những loại nhiễm khuẩn khác, viêm niệu đạo chính là “viêm ngược dòng”. Điều này được hiểu là vi khuẩn xâm nhập ngược dòng nước tiểu, chỉ cần chị em đi tiểu liên tục những loại vi khuẩn gây hại này sẽ dần được loại bỏ. Đây là biện pháp tối ưu dành cho các mẹ đang mang thai và cho con bú không thể sử dụng thuốc điều trị.

Trường hợp bệnh ở mức độ nặng cần phải sử dụng thuốc thì bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị chuyên khoa phù hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm niệu đạo sau sinh chị em cần hết sức lưu ý, cẩn thận và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Để có thể hạn chế đối đa bệnh viêm niệu đạo ở phụ nữ sau sinh, chị em cần lưu ý một số điểm sau:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ đúng cách, sử dụng băng vệ sinh phù hợp đảm bảo chất lượng.
  • Quan hệ tình dục an toàn, thủy chung với một bạn tình để có thể phòng tránh bệnh viêm phụ khoa cũng như viêm niệu đạo hiệu quả.
  • Mỗi ngày uống khoảng 2 lít nước, bổ sung các loại hoa quả lợi tiểu.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Đi khám bác sĩ ngay khi mình có các biểu hiện bất thường của bệnh viêm niệu đạo.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp chị em phụ nữ hiểu đúng về bệnh viêm niệu đạo sau sinh. Mọi vướng mắc cần được các chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp chị em hãy liên hệ trực tiếp tới hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52, hoặc trao đổi trực tiếp ngay TẠI ĐÂY.

Bài liên quan

Ăn gì để tránh thai sau khi quan hệ an toàn hiệu quả 100%

Có rất nhiều biện pháp tránh thai an toàn được chị em áp dụng. Bên cạnh...

Hậu quả của viêm niệu đạo nếu không điều trị kịp thời, đúng cách

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở cả nam và nữ giới, nhưng tỷ lệ...

Một số phương pháp xét nghiệm viêm niệu đạo chị em cần biết

Viêm niệu đạo là một trong các bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ nhất...

Viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết để tránh sảy thai

Khi mang thai sức đề kháng của nữ giới khá yếu chính vì thế các tác nhân có...

Chuyên gia giải đáp: Nhóm máu Rh âm tính là gì

Hỏi: “Chào bác sĩ! Mới đây tôi có theo dõi một chương trình trên tivi, thì...

[Hỏi – Đáp] Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không

Hỏi: “Chào bác sĩ! Tôi bị chậm kinh gần 1 tháng sau đó kinh nguyệt của tôi...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.