Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Bệnh viêm tai giữa có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như không được chủ động điều trị. Dưới đây là 12 loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa có thể bạn chưa biết.
Tìm hiểu về căn bệnh viêm tại giữa
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng: căn bệnh viêm tai giữa có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng thường thì trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai giữa. Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
- Viêm tai giữa cấp: Viêm tai giữa cấp là một bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột thường với triệu chứng đau tai. Viêm tai giữa cấp thường khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn. Viêm tai giữa cấp điển hình chính là sự ứ đọng dịch trong tai giữa kèm theo các dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng tai. Màng nhĩ bị phình ra kèm theo đau, hay thủng màng nhĩ, thường chảy ra mủ. Ở trẻ em nhỏ đau tai thường làm bé kéo dật tai, khóc nhiều hơn, và ngủ kém. Ngoài ra, còn có khi ta thấy bé sốt và ăn uống kém đi. Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, và có thể liên tục chảy dịch qua lỗ thủng màng nhĩ.
- Viêm tai giữa có dịch tiết: Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm. Thông thường, bệnh nhân thường có triệu chứng đầy hoặc nặng tai. Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.
- Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai. Đôi khi nguyên nhân là biến chứng từ viêm tai giữa cấp. Bệnh nhân thường hiếm khi thấy đau tai.
Đáng lưu ý là viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khiếm thính ở nhiều trường hợp bệnh nhân, mất hoàn toàn thính lực. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.
12 loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa
Dưới đây là 12 loại kháng sinh điều trị viêm tai giữa mà bạn có thể tham khảo:
- Amoxicillin: Liều dùng là 90mg/kg/ngày, chia 2 lần, kéo dài trong 7-10 ngày. Xét nghiệm vi sinh dịch viêm cho thấy 66% do nguyên nhân vi trùng và siêu vi trùng phối hợp, chỉ có 27% Viêm tai cấp là thuần túy do vi trùng. Ngày nay tác dụng của vacin Pneumococcal và Influenxa đã góp phần khống chế sự phát tiển vi sinh trong bệnh viêm tai cấp. Vi trùng nuôi cấy được là Streptococcus Pneumoniaae, Haemophylus influenza và Moraxella Catarrhalis. Các loại vi khuẩn này nhạy cảm với các thuốc amoxicillin.
- Amoxicillin- Clavulanate biệt dược là Augmentin: uống hoặc tiêm. Cho người lớn uống 625mg./2-3 lần/ngày. Trẻ dưới 12 tuổi 25-50mg//kg/ngày. Không nên dùng quá 14 ngày. Liều tiêm là 80mg/kg/ngày. Lọ là 1,2 g. Người lớn dùng một lọ là 1,2g/ trên 8 giờ, là 3 lọ/ngày.
- Cephalosporine: Trường hợp bệnh nhân dị ứng với Penicillin, dùng Cephalosporine thế hệ hai hoặc thế hệ ba như Ceftriaxone- tác dung diệt khuẩn gram dương, tiêm bắp và tĩnh mạch, liều 50mg/kg/ ngày; chỉ nên dùng từ 7-10 ngày.
- Clindamycin dạng viên uống: Người lớn 150-300mg/lần, 6 giờ một lần. Nhiễm khuẩn nặng 450mg/lần, 6 giờ một lần. Trẻ em 3-6 mg/kg/lần, 6 giờ một lần.
- Nạo VA vì nếu khối tổ chức này viêm quá phát sẽ gây bít tắc sự lưu thông của vòi Eustachian là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
- Thuốc nhỏ tai là Ofloxacin va Ciprofloxacin. Lưu ý tránh đưa thuốc kháng sinh dạng bột vào tai dễ làm bít tắc dẫn lưu dịch từ tai giữa, tránh kháng sinh quá mạnh dễ gây tác dụng ngộ độc tai.
- Kháng Histamine tổng hợp: có tác dụng chống phù nề
Steroid: luôn dùng cùng kháng sinh. 2mg/kg/ ngày, dùng trong 5 ngày. - Kháng histamine tổng hợp
- Kháng sinh Steroid
- Kháng sinh Autoinflation
- Kháng sinh Antihistamine
Các bác sĩ khuyến cáo rằng không nên điều trị kháng sinh liều cao trong thời gian dài vì hoàn toàn có thể gây nên tình trạng kháng thuốc và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Chính vì thế mà việc điều trị nên thực hiện theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa