Bệnh viêm tai giữa được xác định là do sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn, virus, xuất phát từ sự ứ đọng của chất thải trong tai không được đào thải hoàn toàn ra ngoài. Bệnh không được điều trị sẽ dẫn đến mãn tính gây đau nhức, rất khó chịu cho người bệnh. Sử dụng thuốc sẽ giúp các triệu chứng này nhanh chóng thuyên giảm, ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau điều trị.
Top 3 loại thuốc nhỏ thai viêm tại giữa dưới đây sẽ giúp bạn có thêm sự lựa chọn nếu không may mắc bệnh.
3 loại thuốc nhỏ tai viêm tai giữa được đánh giá cao trên thị trường
Thuốc nhỏ tai thường là những loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch kháng sinh có tác dụng giảm đau, sưng tấy, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, điều trị thích hợp cả ở bên ngoài và phía trong tai.
Dưới đây là 3 loại thuốc nhỏ tai giữa được đánh giá cao hiện nay:
Ciprodex
Thuốc chứa thành phần chính là Iprofloxacin và Dexamethasone, giúp kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Ciprodex thường được chỉ định để điều nhiễm trùng bên trong tai, viêm tai giữa và nhiễm trùng ống tai.
Thuốc Ciprodex chỉ dùng để nhỏ vào ống tai, không được nhỏ mắt hoặc dùng uống. Hãy đảm bảo bạn đã tham khảo y kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.
Lưu ý những trường hợp sau không nên hoặc cẩn trọng khi điều trị bằng Ciprodex:
- Nhiễm virus ảnh hưởng đến ống tai (gồm thủy đậu hoặc herpes).
- Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Sử dụng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Vài sau sau dùng thuốc, các triệu chứng có thể thuyên giảm, hãy tiếp tục dùng cho đến khi các dấu hiệu viêm tai giữa biến mất hoàn toàn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Hydrocortison
Hydrocortison là thuốc kháng sinh chứa steroid có tác dụng điều trị nhiễm trùng trong tai. Không nên dùng thuốc nếu ống tai của bạn bị thủng hoặc bị nhiễm trùng tai do thủy đậu hoặc herpes.
Thuốc Hydrocortison chỉ nên được nhỏ trong tai, tánh tiếp xúc với mắt, mũi hoặc miệng.
Trong một số trường hợp, người sử dụng Hydrocortison có thể bị nổi mề đay, khó thở, sưng mặt,… Khi đó, hãy ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Ofloxacin Otic
Ofloxacin Otic là một loại kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, có hiệu quả cao trong điều trị nhiễm trùng tai giữa cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, chỉ dung thuốc này chỉ có kết luận bệnh do vi khuẩn gây ra.
Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc như: đau đầu, chóng mặt, phát ban, chảy nước hoặc mủ trong tai, nên dừng thuốc và trao đổi với bác sĩ về tình trạng hiện tại.
Cách sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa đúng cách
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, không tự ý dùng thuốc, hãy đảm bảo tất cả các loại thuốc đang nhỏ đều đã có ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Đối với người lớn
- Người bệnh nằm nghiêng một bên, hướng phần tai bị đau lên trên.
- Nhẹ nhàng kéo dái tai ra và đưa lọ nhỏ thuốc vào tai, không để đầu lọ chạm vào dịch trong tai, có thể khiến viêm nhiễm lây lan.
- Nhỏ số giọt thuốc cần thiết theo khuyến cáo sử dụng, không tự ý giảm hoặc tăng lượng thuốc.
- Nhẹ nhàng thả tai về vị trí cũ.
- Nằm yên ít nhất một hoặc hai phút để thuốc ngấm vào ống tai.
Đối với trẻ em
- Gấp đôi một chiếc khăn nhỏ, sạch và đặt lên giường.
- Cho trẻ nằm lên khăn, ống tai bị tổn thương hướng lên trên.
- Kéo dái tai của trẻ lên và nhỏ số lượng thuốc theo quy định.
- Cố định đầu bé trong một đến hai phút. Nếu cần bạn có thể nhẹ nhàng gập vành tai của bé lại để thuốc thẩm thấu nhanh hơn.
- Có thể sử dụng bông y tế để giữ thuốc ở lâu trong tai.
- Cần có một người nữa giữ trẻ trong quá trình nhỏ thuốc.
– Thuốc nhỏ tai được sử dụng tốt nhất ở nhiệt độ phòng. Sử dụng thuốc quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến tai bị kích thích. Hãy thông báo những tác dụng phụ không mong muốn cho bác sĩ nếu người bệnh có dấu hiệu bất thường hoặc dùng một thời gian không thấy thuyên giảm.
– Thuốc kháng sinh không nên dùng liên tục và quá 10 ngày. Không tự ý mua thuốc về dùng hoặc tự đổi thuốc. Tốt nhất hãy đi khám đề xác định chính xác loại khuẩn gây nhiễm nhiêm, cũng như tình trạng nhiễm trùng trong tai, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bệnh nặng, bạn có thể sẽ cần điều trị ngoài khoa.
Với một số chia sẻ vừa rồi về 3 loại thuốc nhỏ tai viêm tai giữa, mong rằng đã giúp bạn đọc có thêm sự lựa chọn khi mắc bệnh. Hãy đảm bảo vệ sinh tai thường xuyên, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh mau chóng thuyên giảm.