Trang chủ » Tin liên quan » 9 biểu hiện bệnh tiểu đường dễ nhận biết

9 biểu hiện bệnh tiểu đường dễ nhận biết

Theo một số liệu thống kê thì Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy vậy, không phải ai cũng nhận biết được các biểu hiện bệnh tiểu đường để kịp thời nhận biết và có kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để biết các biểu hiện bệnh tiểu đường, từ đó kịp thời nhận biết và có phương pháp điều trị hiệu quả khi mắc bệnh.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn insulin gây tăng nồng độ đường (glucose) trong máu.

Bệnh thường được chia làm 3 loại là tiểu đường type 1 (ít gặp, chiếm khoảng 5% trong các trường hợp mắc bệnh), tiểu đường type 2 (đây là loại tiểu đường thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị tiểu đường) và tiểu đường thai kỳ (gặp ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh đẻ thì có thể hết bệnh).

Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả, để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Vì vậy, mọi người cần nắm bắt được các biểu hiện của bệnh tiểu đường để kịp thời nhận biết và có phương pháp điều trị hiệu quả cũng như có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý.

9 biểu hiện bệnh tiểu đường dễ nhận biết

Bệnh tiểu đường thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, người bệnh khi mắc bệnh tiểu đường thường có 9 biểu hiện dưới đây:

  1. Thường xuyên đi tiểu và khát nước:

Khi nồng độ đường trong máu trở nên quá cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường này thông qua nước tiểu. Vì vậy, đối với những người bị tiểu đường thì thường có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, thường xuyên đi tiểu.

Vì đi tiểu quá nhiều nên cơ thể sẽ mất đi một lượng nước lớn nên người bệnh tiểu đường thường xuyên có biểu hiện khát nước.

  1. Giảm thị lực, nhìn mờ

Nhìn mờ, giảm thị lực là một dấu hiệu, biểu hiện phổ biến của bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Nguyên nhân là do trong tròng mắt có thể hình thành chất lỏng khi lượng đường gia tăng trong máu.

  1. Tay chân nhức mỏi, tê bì

Khi bị tiểu đường sẽ làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi và dần làm hư hại các mạch máu, dây thần kinh tại đây khiến cho người bệnh thường có biểu hiện nhức mỏi, tê bì ở cách tay, tay, bàn chân, chân…

  1. Mệt mỏi

Khi bị tiểu đường, các bế bào không có đủ lượng đường để tạo thành năng lượng khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Bên cạnh đó do khi bị bệnh thì người bệnh thường xuyên đi tiểu cũng dẫn đến mệt mỏi.

  1. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Insulin giúp cơ thể vận chuyển đường trong máu tới các tế bào. Khi bị tiểu đường thì tế bào không được cung cấp đủ năng lượng từ đường. Vì thế, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ để tạo ra năng lượng dẫn tới việc sụt cân đáng kể.

  1. Vết thương lâu lành

Khi bị tiểu đường thì nồng độ đường trong máu cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nên khi bị thương thì các vết thương sẽ lâu lành hơn so với người bình thường không mắc bệnh. Bên cạnh đó thì bệnh tiểu đường thường đi kèm tình trạng huyết áp và nồng độ cholesterol cao, khiến mạch máu bị thu hẹp làm cản trở việc máu lưu thông tới vết thương và khiến vết thương lâu lành.

  1. Thường xuyên bị ngứa da

Khi bị tiểu đường thì lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu và nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô khác trong đó có cả da khiến cho da của người bệnh bị khô dễn gây ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó thì người bị tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm nấm men và khi bị nhiễm nấm thì cũng thường kèm theo ngứa da.

  1. Da sạm đi và có những vùng da tối màu

Người bị tiểu đường thường thấy da sạm đi và có những vùng như ở cổ, nách, háng, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối tối màu hơn hơn so với các vùng da khác

  1. Hơi thở có mùi khó chịu

Khi bị tiểu đường, người bệnh đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước gây ra tình trạng khô miệng, khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì có thể làm tăng hoặc hạ đường huyết dẫn tới hôn mê, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như tim mạch, thận, thần kinh…. Nguy hiểm hơn, tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Do đó, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện được nêu ở trên thì mọi người cần đến ngay các cơ sở y tế để chủ động thăm khám, xét nghiệm xác định chính xác tình trạng bệnh lý của mình nhằm có phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời.

Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào cho hiệu quả

Việc điều trị bệnh tiểu đường là do bác sỹ chỉ định sau khi thăm khám, xét nghiệm và nắm bắt rõ tình trạng chính xác của bệnh nhân.

Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, thực phẩm chức năng hay các bài thuốc dân gian khi chưa thăm khám và chưa tư vấn ý kiến bác sỹ chuyên khoa sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và nguy hiểm hơn.

Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường thường kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống.

Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ điều trị thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn tinh bột và không nên ăn các loại đồ ngọt, đường nhân tạo… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng, tinh thần sảng khoái làm giảm lượng đường và mỡ trong máu…

Hi vọng rằng, thông qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mọi người nắm bắt được các biểu hiện bệnh tiểu đường, từ đó nhận biết và có phương pháp chữa trị hiệu quả và chăm sóc tốt.

Nếu có thắc mắc hay muốn tư vấn về các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

 

 

 

 

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.