Trang chủ » Tin liên quan » 9 triệu chứng bệnh tiểu đường ai cũng cần nằm rõ

9 triệu chứng bệnh tiểu đường ai cũng cần nằm rõ

Theo số liệu thống kê y tế cho thấy, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc tiểu đường cao nhất thế giới. Hiện nay có tới gần 4 triệu người đang chung sống với nó, trong đó, cứ 6 giây có 1 người tử vong; 20 giây có một người bị cắt cụt chi vì bệnh lý này. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện, thì người bệnh có thể “đối phó” được với những biến chứng của bệnh.

Dưới đây là 9 triệu chứng bệnh tiểu đường mà bạn cần nắm rõ, từ đó chủ động thăm khám và điều trị sớm khi không may mắc phải.

9 triệu chứng bệnh tiểu đường ai cũng cần nắm rõ

Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao, cơ thể sẽ bị mất đi khả năng sử dụng, sản xuất ra hormone insulin. Tiểu đường không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây suy thận, huyết áp và các bệnh lý về tim mạch.

Chính vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh tiểu đường là vô cùng quan trong. Dưới đây là 9 triệu chứng bệnh tiểu đường sớm nhất giúp bạn chủ động phát hiện bệnh kịp thời.

  1. Khát nước liên tục: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiều đường. Nguyên nhân là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước liên tục, kèm theo đó là tình trạng khô miệng.
  2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Đây cũng là một triệu chứng điển hình cho bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nếu số lần bạn đi tiểu nhiều >7 lần/ ngày kéo dài liên tục thì hãy coi chừng bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
  3. Đói quá mức: Đói quá mức cùng với triệu chứng khát nước liên tục, đi tiểu nhiều lần tạo thành 3 triệu chứng chính của bệnh tiểu đường. Khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc nếu nó không đáp ứng insulin theo cách bình thường thì sẽ không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucoser để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Vì vậy làm cho bạn luôn cảm thấy đói dù đã ăn uống đầy đủ. Nếu tình trạng này tiếp diễn liên tục thì bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng khác của bệnh tiểu đường.
  4. Sụt cân bất thường: Nếu chúng ta cảm thấy đói và ăn nhiều nhưng lại bị sụt cân bất thường thì không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do bệnh nhân tiểu đường không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng, nên nó sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để lấy năng lượng, từ đó làm cho cân nặng giảm đi.
  5. Thị lực yếu đi: Khi lượng đường trong máu tăng cao, sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nền và thay đổi hình dạng. Điều này sẽ làm cho thị lực của bạn yếu đi, mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt. Tuy nhiên, những thay đổi ở mắt này có thể được cải thiện nếu điều chỉnh ổn được lượng đường trong máu.
  6. Vết thường lâu lành: Nếu không may bạn đang bị đứt tay hay có vết thương nào đó mà lâu lành thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao. Nguyên nhân là do khi đường trong máu cao không chỉ tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Điều này đặc biệt liên quan đến bàn chân.

Không hiếm trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

  • Da sạm đi với những vùng da tối màu: Nếu bạn nhận thấy có một vùng da bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác, cụ thể như ở trên cổ, ở nách, ở háng, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên các ngón tay,.. thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nên nếu không may găp phài thì bạn cần được các bác sỹ kiểm tra.
  • Ngứa da: Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.
  • Tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân: Đây cũng là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và do đó dẫn tới tổn thương thần kinh nên dẫn đến tình trạng tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân.

Những đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn bình thường

  • Có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường (bố, mẹ, anh chị/ em ruột).
  •  Tiền sử tiểu đường thai kỳ.
  • Trên 45 tuổi.
  • Đang thừa cân hoặc béo phì.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  •  Ít hoạt động thể chất.
  • Huyết áp cao.
  • Có lượng cholestoro; cao.
  • Tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ.
  • Có các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến các vấn đề sử dụng insulin, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường?

Thực tế, thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mắc tiểu đường, chính vì vậy bên cạnh việc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị thì bạn hãy thực hiện 5 thói quen dưới đây để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

  •  Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Đối với những người bị tiểu đường thì chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng. Tốt nhất là bạn nên ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Đồng thời, bạn hãy luôn kiểm tra kỹ lượng tinh bột đường và cố gắng chỉ tiêu thụ một mức nhất định hàng ngày vì chúng có thể chuyển hóa thành đường. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường thì hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn nữa.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn không cần phải đến phòng tập gym hay tập luyện các bài tập nặng nề mà những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,.. đều có ích cho sức khỏe của bạn, giúp giảm được mức đường huyết và giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Vì vậy, hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện nhé.
  • Giảm căng thẳng, stress: Khi bạn bị stress, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Chính vì vậy hay tìm một cách để giải tỏa stress cho riêng mình, ví dụ như: hít thở sâu, tập yoga hoặc những sở thích khác có thể làm bạn thư giãn.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như tim mạch, bệnh về mắt, tổn thương thần kinh và đột quỵ. Nếu bạn có hút thuốc thì nguy cơ mắc những căn bệnh này sẽ trở nên cao hơn nữa.
  • Nắm bắt được các triệu chứng: Cuối cùng là bạn cần phải nắm bắt được các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Sự hiểu biết và kiếm soát các triệu chứng cũng như biến chứng có thể giúp bạn có được một cuộc sống lành mạnh.

Trên đây là 9 triệu chứng bệnh tiểu đường mà các bạn cần nắm rõ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp dù cơ thể bạn chưa có biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có thể bị bệnh tiểu đường. Do đó, bạn nên có lịch khám sức khỏe định kỳ thường xuyên từ 3/6 lần, kết hợp với các biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường như trên để ngăn ngứa biến chứng xảy ra nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp, hãy chat Tại đây.

 

 

 

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.