Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là khi không khí chớm lạnh giao mua, chính là thời điểm mà các bậc cha mẹ cần để ý nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe của trẻ. Bởi ngoài các bệnh lý ngoài da, thì các triệu chứng cho thấy bé bị cảm lạnh, cảm cúm thường phổ biến hơn cả. Vậy bé bị cảm lạnh uống thuốc gì tốt nhất? phải làm sao để phòng ngừa các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ. Để giúp các bậc cha mẹ yên tâm cũng như giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con. Dưới đây là những thông tin quan trọng được các bác sỹ chuyên khoa Nhi cung cấp.
Vì sao bé dễ bị cảm lạnh?
Như đã nhắc đến ở trên, khi thời tiết đột nhiên thay đổi, mưa nắng thất thường thì các bé với sức kháng thể yếu không thể tiếp nhận ngay được, nên rất dễ mắc các bệnh như cảm cúm, ho, hắt hơi, cảm lạnh…ảnh hưởng đến sức khỏe của bé rất nhiều.
Theo các bác sỹ chuyên khoa cho biết, thủ phạm chính khiến trẻ dễ bị cảm lạnh là do virus rhino. Đây là một dạng virus có mặt ở cả trong không khí và bụi bẩn, nên chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người bất cứ khi nào có cơ hội.
Hơn nữa, chức năng miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ dưới 1 tuổi có lượng immunoglobulin ít nhất, khả năng kháng viêm cũng yếu nhất. Cho tới khi trẻ được 3 tuổi mới có thể đạt tới mức đề kháng của người lớn, nên tới độ tuổi này bé sẽ ít bị cảm lạnh hơn.
Ngoài ra môi trường sống không ổn định, nhiệt độ nóng lạnh thất thường khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi cũng được coi là nguyên nhân khiến bé dễ bị cảm cúm, cảm lạnh.
Các triệu chứng cảm lạnh thường gặp ở bé?
- Bé bị cảm nhẹ thường có biểu hiện sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, thỉnh thoảng ho.
- Nếu không chăm sóc đúng cách và kịp thời, bệnh nặng hơn, trẻ sẽ bị sưng họng, ho nhiều, mệt mỏi và biếng ăn.
Bé bị cảm lạnh uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?
Các bác sỹ chuyên khoa Nhi cho biết, để biết bé bị cảm lạnh uống thuốc gì hợp lý và an toàn nhất? các bậc cha mẹ nên cho con thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, để được bác sỹ đưa ra lời khuyên và các chỉ định phù hợp nhất.
Trong trường hợp nếu bé sốt cao, cha mẹ có thể hạ sốt cho con bằng acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt triệu chứng nhức mỏi, đau đầu và sốt cao.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống kháng sinh, nhất là aspirin vì có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, gây sưng tấy trong gan và não.
- Không sử dụng các loại thuốc thông mũi tùy ý, bởi thành phần trong thuốc có thể đi kèm tác dụng phụ là gây ảo giác, dễ bị kích ứng, rối loạn nhịp tim ở trẻ sơ sinh.
- Việc điều trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ tuy đơn giản nhưng chỉ thực sự an toàn khi do chính bác sỹ chuyên khoa trực tiếp chỉ định.
Một số biện pháp phòng ngừa cảm lạnh cho bé?
Để giảm thiếu nguy cơ mắc bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý thực hiện các một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Tránh xa người hút thuốc lá hoặc người đang bị cảm lạnh. Virus rhino có thể di chuyển trong vòng 3,7m qua không khí sau khi bị bắn ra từ một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
Thói quen sinh hoạt:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là tay cần vệ sinh sạch trước khi ăn uống.
- Người tiếp xúc với trẻ cũng cần lưu ý về vấn đề vệ sinh.
- Không để người có triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm ôm hôn bé.
- Không dùng chung khăn hoặc đồ dùng cá nhân với người bị cảm lạnh.
- Môi trường sống đảm bảo sạch sẽ, không khí trong lành, nhiệt độ ở mức phù hợp.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh, đồ ăn quá mặn, quá ngọt, đồ chua… trong thời gian bị bệnh.
- Nên cho trẻ ngủ đủ giấc, uống nhiểu nước.
- Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng:
Trên đây là toàn bộ những thông tin lý giải về vấn đề bé bị cảm lạnh uống thuốc gì hiệu quả? Hy vọng bài viết đã giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc, bảo vệ cho sức khỏe của con yêu tốt hơn.