Ghẻ nước là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay, do một loại rệp kí sinh trùng trên da gây ra. Không chỉ gây ra cảm giác ngứa dữ dội rất khó chịu mà còn gây ra tình trạng viêm loét, nhiễm trùng, thậm chí viêm cầu thận cấp nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Những thông tin dưới đây về bệnh ghẻ và cách điều trị sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bệnh ghẻ nước và những dấu hiệu nhận biết thường gặp
Sự xâm nhập của một loại rệp tên là Sarcoptes scabie hominis gây ra. Đây là một loại kí sinh trùng dài khoảng 0,3 – 0,5mm, màu trắng bẩn, có 4 chân, 2 chân trước có kèm theo các ống giác để hút máu, 2 chân sau có các sợi lông dài có thể di động.
Bệnh thường gặp ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, đông người, chật chội. Chúng dễ dàng di chuyển từ người này sang người khác qua việc cùng chung đồ, đặc biệt là quần áo, nằm chung giường, tiếp xúc da thịt,… Khi bám được vào da người, chúng sẽ đào hang, chui sâu vào da, đẻ trứng. Cơ thể sẽ có phản ứng khi chúng xâm nhập chính là những cơn ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa và gây nhiễm trùng.
Bên cạnh cảm giác ngứa rất đặc trưng, nhất là ban đêm, bạn sẽ thấy có những biểu khác như:
- Có hiện tượng phát ban trên da, đây là những tổn thương do ghẻ gây ra.
- Xuất hiện những dấu vết nhỏ, đường hang ngoằn ngoèo, màu trắng xám dài vài mm. Phần đầu đường hang này chính là nơi ký sinh trùng ghẻ trú ẩn.
- Trên da có nhưng mụn nước hay u nhỏ, màu nhạt.
- Khi ghẻ đóng vảy, trên da sẽ xuất hiện lớp vỏ dày chứa trứng ghẻ, lớp vày xam, dày và dễ vỡ vụn ra ghi cọ sát.
* Ghẻ thường xuất hiện ở giữa các ngón tay, trong nách, eo, nếp gấp ở cổ tay, khuỷu tay bên trong, lòng bàn chân, quanh nhũ hoa, quanh bộ phận sinh dục nam, đầu gối, bả vai,…
Bệnh ghẻ nước và cách điều trị hiệu quả
Bệnh ghẻ nước thường được nhận biết qua triệu chứng ngứa, phát ban có những vết sưng nhỏ trên da, nhiều người bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu (điển hình như viêm da hoặc chàm). Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai không phân biệt tuổi tác, khu cực cư trú và dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người thường. Với tốc độ sinh sản nhanh, chu kỳ hơn 20 ngày, một con ghẻ sẽ trưởng thành và chỉ sau 2 tháng chúng có thể đẻ ra 150 triệu con.
Ghẻ tuy là diện bệnh ngoài da, nhưng để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng: nhiễm khuẩn, viêm da hóa, eczema, nguy hiểm nhất là viêm cầu thận cấp.
Bệnh ghẻ thường được phát hiện qua việc soi da dưới kính lúp, khêu bắt được ghẻ cái tại các luống ghẻ, mụn nước. Khi xác định chính xác có ghẻ cái, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị như sau:
- Điều trị bằng thuốc dạng bôi, chủ yếu là nước mỡ bôi lên các vị trí da bị tổn thương giúp giảm ngứa, tiêu diệt ghẻ và se lành các mô tế bào da bị sừng hóa gây ra bởi các con ghẻ nước.
- Một số loại thuốc kháng sinh giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, bội nhiễm, ngăn chặn khả năng lay lan của ghẻ của được chỉ định sử dụng.
- Trong dân gian thường dùng những loại lá có tính sát khuẩn, đặc biệt có vị chát, đắng như: lá bạch đàn, lá đào, lá trà xanh,….để tắm và vệ sinh vùng niêm mạc da bị tổn thương.
- Tuy nhiên, tốt nhất không tự ý sử dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị ghẻ tại nhà khi chưa có ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Những lưu ý trong điều trị bệnh ghẻ nước
- Phát hiện và điều trị sớm giúp điều trị nhanh khỏi và hạn chế hiệu quả lay lan bệnh sang những người xung quanh.
- Bệnh lây lan từ người sang người, do đó cần:
+ Vệ sinh khu vực sống thật sạch sẽ, nhất là những nơi như chăn, quần áo cũ, giường chiếu, thú nhồi bông, khăn tắm…
+ Nếu sống tập thể hãy điều trị chung để tránh lây nhiễm chéo.
+ Không dùng chúng đồ cá nhân của mình với người khác.
- Không được gãi hoặc làm tổn thương vùng da bị ghẻ nước rất dễ gây nhiễm trùng, bội nhiễm và là con đường lây nhiễm của nhiều bệnh lý khác.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên để ghẻ không có điều kiện phát triển.
- Đồ của người bị ghẻ cần được giặt sạch sẽ bằng nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ cao để đảm bảo tiêu diệt được trứng và con ghẻ nước bám dính trên đó.