Hỏi:
Chào bác sĩ, cháu 23 tuổi và từng có quan hệ với gái mại dâm một lần cách đây hơn 1 tháng. 4 hôm trước, cháu mới để ý phần đầu dương vật, bìu, quanh hậu môn có những vết trợt nông hình tròn, không đau hay ngứa rát, không thấy có mủ. Chúng tự lành dù cháu không mua thuốc gì về về bôi nên cũng không chú ý lắm.
Tuy nhiên, đến hôm nay, cháu bị nổi hạch, sưng to, nóng đỏ và rất đau. Cháu có tìm hiểu thông tin trên mạng, hình như cháu bị giang mai. Cháu lo lắng quá, mong bác sĩ tư vấn giúp cháu: làm thế nào thế biết chắc chắn mình bị giang mai hay không? bệnh giang mai có nguy hiểm không ạ?
(Trần Đình Hùng – Gia Lâm, Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn Hùng!
Chúng tôi rất hiểu nỗi lo lắng của bạn về những biểu hiện bất thường tại “vùng kín”. Để có thể chia sẻ đến bạn những thông tin chính xác nhất, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng, hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi.
Cách nhận diện chính xác bệnh giang mai
Giang mai là một trong những diện bệnh xã hội nguy hiểm do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Loại xoắn khuẩn này có thể tồn tại trong máu, dịch tiết tại vị trí xuất hiện vết trợt, dịch niệu đạo, dịch âm đạo,…và có khả năng lây lan từ người sang người chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, hoặc lây truyền tư mẹ sang con qua sinh thường, có sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở vị trí thương tổn hoặc gián qua đồ vật dính dịch mang mầm bệnh cũng có khả năng mắc bệnh.
Gái mại dâm là đối tượng rất dễ mắc bệnh, khi bạn quan hệ với gái mại dâm đang mang trong mình mầm bệnh, dù sử dụng bao cau su cũng không thể chắc chắn 100% không bị lây bệnh.
Với những triệu chứng là bạn chia sẻ về những vết trợt nông, hình tròn, không đau, không đỏ, không có mủ, vài ngày sau thì biến mất ngay cả khi không điều trị. Sau đó vài ngày, cơ thể bạn nổi hạch sưng to, đau, nóng đỏ,…Đây là những biểu hiện lâm sàng ở thời kỳ đầu của bệnh giang mai, đúng như bạn đã tìm hiểu. Tuy nhiên, điều đó chưa thể khằng định chính xác bạn có thực sự mắc bệnh này hay không,. do đó, những gì bạn cần làm bây giờ chính là:
Chú ý theo dõi những biểu hiện bất thường tại các vùng da trên cơ thể:
– Những vết trợt loét biến mất những đào ban xuất hiện. Đó là các dát màu hồng, ấn kính thì mất, thường gặp ở vùng bụng, mạng sườn, bả vai, các nếp gấp của tay, chân, da đầu,…Sau 1 thời gian đào ban không điều trị gì cũng tự biến mất.
– Có những vết trợt màu hồng đỏ ở niêm mạc bộ phận sinh dục, không có gờ cao, không đau. Cùng với đó, thấy hạch nhỏ, rắn xuất hiện, chúng có khả năng di động và thường gặp ở cổ, dưới cằm, sau tai, cùi tay, bẹn.
– Các mảng trợt, loét đóng vẩy, sần sùi, có ở quanh mép, mũi, quanh hậu môn.
- Sẩn nổi cao trên mặt da, rắn chắc, màu đỏ đồng, hình bán cầu xung quanh có viền vẩy với nhiều hình dáng đa dạng.
- Hạch tiếp tục xuất hiện ở các vị trí khác, tóc rụng nhiều hơn.
- Tái xuất hiện đào ban cùng với những biểu hiện như: Viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương, đau nhức xương đùi về đêm, viêm thận, đau nhức đầu….
* Xét nghiệm:
Khi thấy các biểu hiện lâm sàng như trên mà trước đó bạn từng có quan hệ với gái mại dâm thì nên nghĩ đến trường hợp bị lây nhiễm giang mai. Xét nghiệm là cách chính xác nhất giúp bạn khẳng đinh: bản thân có thực sự bị bệnh giang mai hay không.
Bạn sẽ được tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, thử kháng thể trong máu, xét nghiệm dịch não tủy,….để phát hiện sự hiện diện của xoắn khuẩn trong cơ thể.
Bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS do bệnh có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, cũng như tính mạng con người:
– Ảnh hưởng đến tâm lý:
Những người bị mắc bệnh giang mai và các bệnh xã hội nói chung đều mang trong mình tâm lý sợ hãi, lo lắng sự kỳ thị của những người xung quanh, nhất là những người thân,…nhiều người bị khủng hoảng tinh thần, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống hàng ngày.
– Bệnh giang mai có khả năng gây ra nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe:
- Gây tê liệt tủy sống: Xoắn khuẩn giang mai không được phát hiện và điều trị sớm có khả năng xâm nhập, tấn công vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây tê liệt tủy sống, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.
- Gây tổn hại trung khu thần kinh: xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào trung khu thần kinh còn có thể gây teo dây thần kinh thị lực, tê liệt thần kinh, mất ý thức…
- Gây tổn hại hệ thống mạch máu: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào hệ thống mạch máu sẽ dẫn đến viêm động mạch, tắc động mạch, u động mạch chủ…
– Gây vô sinh – hiếm muộn: Xoắn khuẩn thường xuất hiện đầu tiên ở vùng kín và gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến các bộ phận của cơ quan sinh sản làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở người bệnh.
– Đối với phụ nữ mang thai, bệnh giang mai có khả năng khiến sản phụ bị sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị viêm giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng não, u não, mắc các dị tật vĩnh viễn như điếc, sụp xương sống mũi, biến dạng răng … thậm chí là tử vong.
Bạn Hùng thân mến! bệnh giang mai rất nguy hiểm những hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và can thiệp chữa trị đúng cách. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên tìm đến đúng cơ sở chuyên khoa uy tín chất lượng để được điều trị theo đúng phác đồ an toàn, hiệu quả. Thẳng thắn chia sẻ với bạn tình, dừng quan hệ tình dục để phòng tránh nguy cơ lây lan mầm bệnh sang người khác.