Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Bệnh Kinh Nguyệt » Kinh Nguyệt Không Đều » Bệnh kinh nguyệt không đều – Tiềm ẩn nguy cơ vô sinh ở nữ giới

Bệnh kinh nguyệt không đều – Tiềm ẩn nguy cơ vô sinh ở nữ giới

Ở nữ giới, một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, sinh lý ổn định là yếu tố quan trọng để duy trì khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Chính vì vậy, nếu chị em mắc phải bệnh kinh nguyệt không đều sẽ không chỉ gây nên những khó khăn nhất định trong việc thụ thai, mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của phái nữ. Chính vì vậy, tìm hiểu kiến thức về bệnh kinh nguyệt không đều là cách đơn giản để chị em chủ động phòng tránh, cũng như nhận biết và điều trị kịp thời từ đó bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

kinh-nguyet-khong-deu-phai-lam-sao

Bệnh kinh nguyệt không đều là gì?

Bác sỹ Nguyễn Thị Thoàn – chuyên khoa Phụ sản I – phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Kinh nguyệt không đều là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không theo bất cứ một quy luật nào; kinh nguyệt quá dài (>7 ngày) hoặc quá ngắn (<3 ngày), kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, có sự thay đổi màu sắc, đau bụng kinh,… thì được gọi là hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, kinh nguyệt không đều thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi dậy thì do buồng trứng hoạt động chưa ổn định. Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì sẽ chỉ xuất hiện trong 2-3 năm đầu hành kinh. Còn đối với chị em trong độ tuổi sinh sản mà kinh nguyệt không đều kéo dài nhiều ngày thì đây rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe – khả năng sinh sản nữ giới.

Bệnh kinh nguyệt không đều được biểu hiện như thế nào?

Khi chị em mắc phải bệnh kinh nguyệt không đều sẽ xuất hiện các biểu hiện điển hình như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 40 ngày thì đây là một trong những biểu hiện kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt.
  • Thời gian hành kinh quá ngắn hoặc quá dài: Nếu mỗi chu kỳ kinh nguyệt mà chị em có thời gian hành kinh ngắn dưới 2 ngày hoặc dài hơn 7 ngày thì đây cũng là một trong những biểu hiện thường gặp của kinh nguyệt không đều.
  • Lượng máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều: Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, bình thường chị em sẽ mất khoảng từ 20-80ml máu. Còn nếu trong thời gian hành kinh mà lượng máu kinh ra ít hơn 20ml hoặc nhiều hơn 80ml thì đây cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.
  • Đau bụng kinh: trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể có triệu chứng đau vùng bụng dưới lâm râm, còn nếu bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều thì chị em thường kèm theo biểu hiện đau bụng kinh dữ dội.
  • Ngoài ra, kinh nguyệt không đều còn có các biểu hiện như: kinh nguyệt vón cục, đông đặc, máu kinh có màu đen và có mùi hôi khó chịu, bị béo phì, tăng cân đột ngột,…

Nguyên nhân gây bệnh kinh nguyệt không đều ở nữ giới

Nguyên nhân gây bệnh kinh nguyệt không điều có thể bắt nguồn từ rất nhiều các nguyên nhân như:

  •  Do rối loạn nội tiết tố: Nữ giói bị rối loạn nội tiết tố sẽ gây mất cân bằng ở hormone, từ đó khiến cho quá trình phóng noãn gặp vấn đề, trứng không được rụng theo đúng chu kỳ gây ra kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân thường là do chế độ ăn uống không hợp lý, suy dinh dưỡng, béo phì,..
  • Do mắc bệnh phụ khoa: Đặc biệt, nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều chủ yếu (chiếm khoảng 90% trường hợp) là do chị em đang mắc một số bệnh lý phụ khoa như: viêm nhiễm đường sinh dục (viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ…) hay bị polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang và thậm chí là ung thư cổ tử cung…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian dài hoặc sử dụng thuốc tránh thai (hàng ngày và khẩn cấp),… cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ngăn chặn quá trình rụng trứng dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, mất kinh.
  • Tuyến giáp hoạt động kém: Sự thay đổi của nồng độ hormone prolactin- một loại hormone sinh sản do tuyến yên sản xuất ra có thể gây ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và chị em có thể bị mất kinh.
  • Các nguyên nhân khác: Kinh nguyệt không đều còn là do yếu tố tâm lý thường xuyên căng thẳng, lo lắng và stress hay do thói quen sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên thức khuya, thay đổi môi trường sống, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafein, nhiễm lạnh trong thời gian dài,…

Bệnh kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không?

Bệnh kinh nguyệt không đều nếu kéo dài liên tiếp ở nhiều chu kỳ và kèm theo những bất thường ở cơ quan sinh dục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em nữ giới, cụ thể như:

  • Ảnh đến chất lượng cuộc sống: Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến cho chị em lo lắng, bất an, mệt mỏi và phiền toái, thậm chí cón nhiều chị em còn sợ mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Điều này gây ảnh hưởng tới tâm lý và chất lượng cuộc sống, công việc của chị em.
  • Nguy cơ gây thiếu máu: Nếu kinh nguyệt không đều trong trường hợp lượng máu kinh ra quá nhiều và kéo dài nhiều ngày, rong kinh, băng huyết sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ thiếu máu với biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi. Nhiều trường hợp mất máu quá nhiều phải cấp cứu.
  • Khó thụ thai: Vì kinh nguyệt không đều nên chị em khó xác định được thời gian rụng trứng nên khó thụ thai hơn bình thường.
  • Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: viêm tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Những bệnh lý này đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, có thể gây vô sinh – hiêm muộn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
  • Có nguy cơ ung thư: Như đã nói ở trên, kinh nguyệt không đều có thể là biểu hiện của các bệnh như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang,…. nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến u ác tính gây ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…

Vì những ảnh hưởng của kinh nguyệt không đều, các bác sỹ khuyến cáo chị em khi có biểu hiện kinh nguyệt không đều thì cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe, sức khỏe sinh sản.

kinh-nguyet-khong-deu-phai-lam-sao2

Cách điều trị bệnh kinh nguyệt không đều hiệu quả nhất

Để điều trị bệnh kinh nguyệt không đều hiệu quả thì chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên Sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Bởi việc điều trị kinh nguyệt không đều cần phải dựa vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý cụ thể và tình hình sức khỏe của chị em mà bác sỹ sẽ tư vấn và có chỉ định phù hợp nhất. Cụ thể như:

  •   Nếu trường hợp rối loạn kinh nguyệt do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hay do yếu tố tâm lý,… thì các bác sỹ sẽ tư vấn cho người bệnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, giúp khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả.
  • Nếu trường hợp rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố thì các bác sỹ sẽ có chỉ định dùng thuốc cân bằng nội tiết tố.
  • Còn nếu trường hợp kinh nguyệt không đều do mắc bệnh lý phụ khoa thì các bác sỹ sẽ căn cứ tùy vào bệnh lý, mức độ bệnh và sức khỏe người bệnh từ đó chỉ định phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp.
  • Bên cạnh đó, việc điều trị cần kết hợp sử dụng thêm thuốc đông y giúp tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng, thông lâm, bổ huyết, cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, khắc phục triệt để tình trạng kinh nguyệt không đều.

Lưu ý: Để đạt được hiệu quả cao, bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, các loại thực phẩm chức năng hay các bài thuốc dân gian khi chưa thăm khám và chưa có chỉ định của bác sỹ. Việc làm này có thể sẽ khiến bệnh không khỏi mà càng nặng hơn và nguy hiểm hơn.

Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng cần thay đổi lại chế độ sinh hoạt của bản thân sao cho hợp lý và khoa học. Cụ thể:

  • Tăng cường ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, hạn chế thực phẩm chứa béo bão hòa hay thức ăn nhanh. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia hay caffein như cà phê.
  • Chăm chỉ rèn luyện, tập thể dục thể thao đều đặn sẽ hộ trợ giảm bớt cơn đau bụng kinh. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học, tránh căng thẳng thần kinh và stress.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, mặc đồ lót khô thoáng, thay băng vệ sinh thường xuyên sau 4-6 tiếng khi trong kì hành kinh.
  • Khám phụ khoa 3-6 tháng/ lần để tầm soát bệnh phụ khoa nguy hiểm.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sỹ chuyên khoa để chắc chắn bệnh khỏi hẳn.

Hi vọng thông qua những thông tin được chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh kinh nguyệt không đều từ đó chủ động điều trị hiệu quả để tránh những ảnh hưởng của kinh nguyệt không đều.

Bài liên quan

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do nguyên nhân gì gây nên ?

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường sẽ xuất hiện khoảng 1 – 2...

Kinh nguyệt bất thường là như thế nào?

Kinh nguyệt bất thường là một trong những hiện tượng mà khá nhiều chị em...

Giải đáp từ chuyên gia: Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều...

Bác sỹ chuyên khoa giải đáp: Uống thuốc kháng sinh có bị chậm kinh không?

Uống thuốc kháng sinh có bị chậm kinh không? là một trong những mối quan tâm...

Trễ kinh đau bụng dưới lâm râm – cẩn thận chửa ngoài dạ con

Trễ kinh đau bụng dưới lâm râm là hiện tượng mà rất nhiều chị em phụ nữ...

Trễ kinh ra huyết trắng đục có sao không?

Bị trễ kinh ra huyết trắng đục có sao không? là một trong những băn khoăn lo...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.