Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Bệnh mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh mắt đỏ ở trẻ em

Giai đoạn giao mùa thường là thời điểm thuận lợi cho rất nhiều dịch bệnh bùng phát ở các bạn nhỏ. Trong đó, bệnh mắt đỏ ở trẻ em thường chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Đây là căn bệnh tuy được đánh giá là lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách có thể lây lan rất nhanh, gây những biến chứng nguy hiểm như viêm, loét giác mạc và gây mù lòa.

trieu-chung-dau-mat-do-o-tre-em

Bệnh mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là một tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp ở trẻ nhỏ. Kết mạc là một lớp màng mỏng, trong suốt, bao phủ lớp mi trong và tròng trắng của mắt.

Khi lớp màng này bị nhiễm trùng, tình trạng viêm kết mạc sẽ xảy ra. Nói cách khác, đau mắt đỏ là do các tế bào hồng cầu trong kết mạc bị viêm.

Triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt đỏ ở trẻ?

Bệnh đau mắt đỏ có thời gian ủ bệnh khoảng 3 ngày. Sau đó trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

  • Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt.
  • Bé dụi mắt liên tục vì khó chịu.
  • Chảy nước mắt và tiết nhiều ghèn mắt.
  • Ban đêm, mắt bé bị chảy dịch và hình thành lớp ghèn khiến bé không thể mở mắt vào sáng hôm sau.
  • Trong trường hợp nặng, bé có thể bị xuất huyết kết mạc, sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc.
  • Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, sưng amidan…

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em, trong đó các nguyên nhân điển hình bao gồm:

  • Do virus Adenovirus: Virus cảm lạnh cũng thường gây đau mắt đỏ. Nếu bé bị đau mắt đỏ do nguyên nhân này, sẽ có một lượng chất nhầy chảy ra từ mắt bé.
  • Do vi khuẩn: Nếu mắt bé đỏ và có ghèn thì rất có thể là do vi khuẩn gây ra. Trong đó các loại vi khuẩn chủ yếu gồm: liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
  • Do dị ứng: Trẻ có thể bị dị ứng với đồ ăn, phấn hoa hoặc bất cứ một thứ gì đó… và thường sẽ gây ra hiện tượng ngứa mắt, chảy nước mắt…

Ngoài những nguyên nhân chính ở trên, thì trẻ cũng có thể bị bệnh đau mắt đỏ do môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… với người thân hoặc bạn bè đang bị bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ có lây không?

Các bác sỹ chuyên khoa cho biết, bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em hoàn toàn có thể bị lây lan nếu cha mẹ chăm sóc bé không cẩn thận. Cụ thể, dưới đây là các con đường làm tăng nguy cơ lây lan bệnh ở trẻ:

  • Bé tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ. Dịch tiết ra từ mắt thường lan nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với nhau.
  • Bé bị lây bệnh nhiễm trùng từ người khác và khi đó vi khuẩn gây đau mắt đỏ sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
  • Vệ sinh không sạch sẽ, thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân như: khăn tắm, khăn mặt… cũng có thể gây ra đau mắt đỏ.

Vì vậy, ngoài việc chú ý chăm sóc trẻ nhỏ tại nhà đúng cách, khi buộc phải gửi con ở nhà trẻ bạn hãy chọn lựa những trung tâm giữ trẻ có môi trường sạch sẽ và uy tín. Bạn cũng nên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên để đảm bảo an toàn cho bé.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị đau mắt đỏ?

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, ngay khi nhận thấy con mình có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ, cần nhanh chóng đưa ngay đến các phòng khám chuyên khoa uy tín, để thăm khám và điều trị bệnh đúng phác đồ.

Dù việc điều trị bệnh đau mắt đỏ không quá khó, tuy nhiên ở mỗi độ tuổi của trẻ, bác sỹ cần căn cứ vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe ở mỗi người để tư vấn các phác đồ chữa trị bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, để nhanh chóng chữa khỏi bệnh đau mắt đỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Vệ sinh mắt cho bé cần thận: Dùng nước ấm và khăn sạch hoặc bông gòn lau mắt, làm sạch ghèn cho con 2 lần/ngày.
  • Tránh các bụi bẩn bay vào mắt bằng cách cho trẻ đeo kính. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại kính phù hợp.
  • Bảo vệ và giữ gìn để trẻ không bị đau cả hai mắt khi triệu chứng xuất hiện ở 1 bên.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.

Lưu ý: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt hoặc chữa đau mắt đỏ cho trẻ bằng sữa mẹ. Bởi mắt của trẻ rất yếu, dễ bị dị ứng và nhiễm trùng. Đồng thời, trẻ cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.