Thống kê cho thấy, có tới hơn 90% các chị em sẽ mắc phải bệnh phụ khoa nữ vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Thực tế, bệnh phụ khoa nữ hoàn toàn là bệnh lý không thể coi thường bởi nếu không can thiệp điều trị từ sớm có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sức khỏe. Cùng tìm hiểu các bệnh phụ khoa nữ và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Viêm sinh dục
Viêm sinh dục là bệnh phụ khoa nữ và cách điều trị thường gặp nhất. Khi mắc phải, triệu chứng chủ yếu là huyết trắng. Bệnh viêm sinh dục được phân chia làm viêm sinh dục dưới và viêm sinh dục trên. Điều này tùy thuộc vào vị trí mắc bệnh.
Viêm sinh dục dưới sẽ bao gồm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung với các triệu chứng chung là huyết trắng ra nhiều, ngứa rát vùng kín, giao hợp đau, tiểu buốt. Nguyên nhân được biết tới là do yếu tố kháng khuẩn tự nhiên ở âm đạo bị giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các lý do khác có thể kể đến như là vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong khi giao hợp kém đã dẫn đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng, tạp trùng, giang mai, lậu, sùi mào gà, herpes, nấm, tạp trùng,…
Khi bị viêm âm hộ thì ngoài triệu chứng chung là xuất hiện huyết trắng còn có thể xuất hiện những dấu hiệu khác như nổi nốt sùi (do bệnh sùi mào gà), xuất hiện mụn rộp đau rát (herpes), tiểu buốt và giao hợp đau (do lậu),…
Khi bị viêm âm đạo các chị em thường có các biểu hiện như là khí hư màu trắng hay hơi vàng, đặc như mủ, niêm mạc âm đạo đỏ, ngứa vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư màu trắng đục, loãng, có bọt.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường nguyên nhân do viêm hoặc sang chấn như rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần hủy hoại lớp mô bên trong cổ tử cung gây lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến, chị em thấy các biểu hiện xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ tăng lên khi đi lại.
Viêm sinh dục trên gồm tử cung, hai ống dẫn trứng và buồng trứng.
Viêm tử cung thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con, sẩy thai, nạo thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do sót nhau, dụng cụ đỡ sinh không đảm bảo, các thủ thuật như bóc nhau, nạo hút thai, lấy dụng cụ tử cung… thực hiện không vô khuẩn.
Biểu hiện khi bị viêm tử cung là người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều. Nếu mạn tính khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, sau đó dẫn tới viêm và có thể lan sang các phần phụ.
– Viêm phần phụ thường do viêm nhiễm từ nội mạc tử cung không điều trị kịp thời sẽ ăn lan lên. Bệnh nhân thường sốt, đau bụng, nhiều huyết trắng đục hôi.
Viêm phần phụ cấp tính: Thường do lậu cầu hay gặp sau giao hợp với người bệnh. Biểu hiện là đau bụng hạ vị hoặc hố chậu, sốt, khí hư nhiều, mùi hôi lẫn mủ.
Viêm phần phụ mạn tính: Đau ở 2 hố chậu, âm ỉ và tăng nhiều khi đi lại. Khí hư ra nhiều và có mùi hôi.
Rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều có thể là rong kinh (trên 7 ngày), kinh mau (dưới 22 ngày), chậm kinh hay kinh thưa, máu kinh thay đổi về lượng, màu sắc lẫn mùi. Một số bệnh phụ khoa có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung… Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng sức khỏe và khả năng thụ thai ở người phụ nữ.
U xơ tử cung
Có đến trên 30% các chị em phụ nữ trên 35 tuổi có nhân xơ tử cung. Phát hiện nhân xơ tử cung thường là tình cờ hoặc có các triệu chứng như là bị đau bụng kinh, rong kinh, rong huyết, chèn ép đường tiểu gây ra tình trạng tiểu khó, sờ thấy có khối u ở bụng dưới.