Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Bệnh quai bị lây như thế nào?

Bệnh quai bị lây như thế nào?

Hỏi:

Chào các bác sĩ, em năm nay 25 tuổi. Khoảng 3 ngày hôm nay em xuất hiện triệu chứng đau ở má bên phải. Cảm giác đau ngày càng rõ rệt kèm theo triệu chứng sưng đau hết sức khó chịu. Em có tìm hiểu thì thấy đây là biểu hiện của bệnh quai bị. Sau đó em tình cờ biết được trong công ty cũng có một vài người bị. Mặc dù không tiếp xúc thân mật gì mà em cũng bị. Em băn khoăn không biết bệnh quai bị lây như thế nào ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn của các bác sĩ? Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Trung Thành – Bắc Giang

con-duong-lay-nhiem-quai-bi

Trả lời:

Giải đáp những băn khoăn của bạn, các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng: Quai bị là bệnh nhiễm trùng của tuyến nước bọt (tuyến sản xuất ra nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn) do siêu vi trùng Paramyxovirus gây ra.

Về bản chất quai bị là bệnh lành tính tuy nhiên nếu như không chủ động trong việc phát hiện và điều trị hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm điển hình như: viêm màng não, viêm tinh hoàn ở nam giới, điều này hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5-8 tuổi và lứa tuổi vị thành niên. Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh quai bị nhưng tỉ lệ thấp hơn.

Bệnh quai bị lây như thế nào?

Căn bệnh quai bị lây truyền qua những con đường khác nhau điển hình như:

  • Người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi khiến cho những người xung quanh hít phải nước bọt có mầm bệnh, từ đó cũng bị nhiễm bệnh quai bị
  • Người bị quai bị chạm tay vào mũi, miệng và sau đó chuyển virus mang mầm bệnh sang những vật dụng khác trong nhà như bàn ghế, tay nắm cửa,… Nếu như có người tiếp xúc với vật dụng này không lâu sau đó, virus có thể di chuyển qua đường hô hấp và lây bệnh.
  • Sử dụng chung dao, kéo, chén, đĩa, khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo với người mắc bệnh.

Quai bị thường đặc trưng với những triệu chứng điển hình như:

  •  Thời gian ủ bệnh khá dài, khoảng từ 18-25 ngày, người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng sốt khoảng từ 38-38.5 độ, có kèm theo tình trạng nhức đầu, buồn nôn.
  • Sau khi có triệu chứng sốt từ 24-48 giờ sẽ xuất hiện tình trạng viêm tuyến mang tai. Thông thường sẽ sưng một bên, sau đó sưng cả 2 bên. 2 má căng bóng, không đỏ, ấn không lõm và có cảm giác đau đớn hết sức khó chịu
  • Nước bọt ít và quánh
  • Có cảm giác đau hàm khi há miệng, đau lan ra mang tai
  • Họng viêm đỏ

Lưu ý đến những biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị nếu gặp ở người lớn thường sẽ có những biến chứng nghiêm trọng và nặng nề hơn so với trẻ nhỏ, điển hình như:

  •  Gây viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới: bệnh quai bị nếu không được chủ động trong việc thăm khám và điều trị hoàn toàn có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm biến chứng ở tinh hoàn. Triệu chứng viêm và sốt thường kéo dài từ 3-7 ngày. Tinh hoàn sưng to và đau đớn. Viêm nhiễm hoàn toàn có thể gây nên tình trạng giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
  • Gây viêm buồng trứng ở nữ giới: chị em cũng có thể xuất hiện triệu chứng sốt, buồn nôn, đau ở vùng hố chậu, có thể biến chứng gây vô sinh.
  • Gây nên những tổn thương thần kinh: bệnh quai bị hoàn toàn có thể gây viêm chứng dẫn đến viêm não. Người bệnh thường có triệu chứng tính tình thay đổi, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, thậm chí có thể bị co giật, rối loạn thị giác…
  • Một số biến chứng khác của bệnh quai bị có thể là: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu…

Làm gì khi bị quai bị

Căn bệnh này cần được chủ động trong việc phát hiện và có chế độ chăm sóc hợp lý. Nên thực hiện cụ thể như sau:

  • Khi phát hiện mình mắc bệnh quai bị, cần chủ động cách ly trong khoảng 1 tuần
  • Nên nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng
  • Chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh khô miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
  • Có thể kết hợp với một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Chườm nước đá giúp giảm sưng tuyến nước bọt
  • Ăn thức ăn mềm dễ nhai nuốt
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người xung quanh để phòng tình trạng lây bệnh cho người khác

Bệnh quai bị gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu được quan tâm lưu ý đúng mức, bệnh sẽ khỏi sớm và không để lại biến chứng gì.

Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có những thông tin cần thiết về bệnh quai bị lây như thế nào, từ đó chủ động trong việc khắc phục hiệu quả.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.