Mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành sẽ có một cơ địa, một sức đề kháng khác nhau. Nhưng khi chúng ta cùng sống trong điều kiện môi trường nhiệt đới nóng ẩm, cộng với thói quen sinh hoạt không tốt… thì ít nhiều cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Và đó cũng chính là lý do vì sao căn bệnh rôm sảy thường đến mỗi khi thời tiết nắng nóng của mùa hè về…
Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn liên quan khá nhiều đến sức khỏe, vấn đề thẩm mỹ… Vậy bệnh rôm sảy ở người lớn có gì đáng lưu ý và biện pháp phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bệnh rôm sảy là như thế nào?
Theo thống kê mới đây, có tới 33% tỷ lệ người lớn có nguy cơ mắc bệnh rôm sảy và tỉ lệ này ngày càng có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây khi môi trường ngày càng có sự thay đổi lớn.
Rôm sảy hay còn được gọi là đổ mồ hôi trộm hoặc phát ban nhiệt. Bệnh không chỉ xảy ra ở trẻ em, mà người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhất là khi thời tiết nóng, ẩm kéo dài.
Nguyên nhân chính khiến rôm sảy phát triển?
- Ống tuyến mồ hôi bị bịt kín: Khi ống tuyến mồ hôi không hoạt động như bình thường, mồ hôi bị bịt kín, không thể toát ra ngoài, ứ đọng lại dưới da gây ban da và viêm da.
- Tập luyện quá sức: Hoạt động thể lực, tập thể dục cường độ mạnh, làm việc quá sức khiến mồ hôi tiết ra nhiều.
- Thời tiết nóng ẩm: Thời tiết nắng nóng kéo dài cộng với áp lực công việc làm giãn các mao mạch trên da, vi khuẩn có điều kiện tấn công khiến da bị viêm và hình thành rôm sảy.
Ngoài ra, đối với những người thường xuyên nằm một chỗ, khi bề mặt da tiếp xúc liên tục với mặt giường, gây nóng, bí; hoặc người đang điều trị một loại bệnh khác phải sử dụng thuốc kháng sinh gây nóng trong… cũng có thể là nguyên nhân của bệnh rôm sảy.
4 dạng rôm sảy thường gặp ở người lớn
Khi gặp phải tình trạng rôm sảy xuất hiện, hầu hết mọi người sẽ phải trải qua các triệu chứng như sau:
- Vết mẩn đỏ trên ngực, cổ, nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân, vùng lưng, đùi…
- Các vết đỏ kéo dài và lan rộng trên bề mặt da.
- Rôm sảy có thể kèm theo mủ và chảy nước mủ.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ, háng và nách.
Đó là các dấu hiệu chung của bệnh rôm sảy, tuy nhiên ở mỗi điều kiện môi trường, thói quen sinh hoạt khác nhau, thì bạn cũng có thể mắc phải bệnh rôm sảy ở các dạng khác nhau:
- Rôm sảy đỏ hay rôm sảy gai: Cấp độ rôm sảy xảy ra ở sâu bên trong da. Vùng da bị rôm xảy thường có các nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa ngáy như kiến cắn.
- Rôm sảy dạng tinh thể: Là bệnh ở cấp độ nhẹ, có đặc trưng là mụn nước rất dễ vỡ; không có tình trạng ngứa và đau.
- Rôm sảy mủ: Nững nốt mụn nước bị viêm nhiễm và bên trong chứa đầy dịch mủ, có thể gây nhiễm trùng nếu không chữa trị.
- Rôm sảy sâu: Đây là cấp độ bệnh rôm sảy nặng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp sâu nhất của da là hạ bì.
Bệnh rôm sảy ở người lớn và những ảnh hưởng đến cuộc sống?
Dù rôm sảy là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rôm sảy người bệnh cũng phải chịu không ít rắc rối từ triệu chứng ngứa ngáy, các nốt mẩn đỏ mọc lên dày đặc… gây mất thẩm mỹ, khiến người bênh tự ti, mặc cảm.
Hơn nữa, nếu tình trạng bệnh không được xử lý kịp thời, việc chăm sóc và vệ sinh vùng da bị tổn thương không đảm bảo, các nốt rôm sảy ở người lớn có thể trở nên nghiêm trọng hơn, hình thành mụn mủ, nhọt gây ra các biến chứng như: Viêm da mãn tính, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da…
Vậy nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ngay khi có dấu hiệu bệnh rôm sảy, bạn cần chủ động học cách phòng ngừa hoặc hỏi ý kiến của bác sỹ, để chắc chắn sự xuất hiện của những ban đỏ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.
Khi bị bệnh rôm sảy bạn cần phải làm gì?
Các bác sỹ cho biết, bệnh rôm sảy cũng giống như một dạng viêm da, nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi sau một vài ngày.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần, bạn cần phải điều trị bằng thuốc Tây y chuyên khoa. Chủ yếu là các loại thuốc dạng uống hoặc bôi có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm tình trạng ngứa và kích ứng ở các vùng da bị rôm sảy.
Ngoài ra, để hạn chế mắc bệnh rôm sảy khi mùa nóng ẩm về, tất cả mọi người cần lưu ý:
- Hãy làm mát cơ thể bằng việc sử dụng quạt, điều hòa và tắm nước lạnh để làm mát cơ thể, giữ cho da luôn khô thoáng.
- Mặc quần áo nhẹ, mỏng và thoáng, chất liệu mềm, mát, nhẹ như lanh, lụa…Tránh những chất liệu nóng, gây bí, khó thấm mồ hôi như polyester.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Không lạm dụng các loại sữa tắm có tính sát khuẩn cao.
- Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
- Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh… Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Giữ phòng ngủ, nhà cửa và chăn ga gối luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Mong rằng với những thông tin được cung cấp ở bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích xoay quanh về bệnh rôm sảy ở người lớn.