Không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống với những biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác nóng rát khi đi tiểu… mà viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm, dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần, gây biến chứng suy thận, bị hoại tử núm thận, nhiễm khuẩn huyết, ứ mủ thận… Bởi vậy, viêm đường tiết niệu chữa bằng cách nào hiệu quả, bệnh viêm đường tiết niệu có bị lây không? là nỗi trăn trở của rất nhiều cặp đôi hiện nay. Để lý giải cụ thể cho vấn đề này, ngay sau đây mời bạn đọc cùng lắng nghe phân tích từ các bác sỹ chuyên khoa.
Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?
Đường tiết niệu là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận quan trọng: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Các bộ phận này có nhiệm vụ đào thải những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan ra bên ngoài cơ thể. Vì vậy, nếu bạn bị viêm đường tiết niệu, những chức năng của các bộ phận này đều sẽ bị ảnh hưởng, gián đoạn.
Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Tác nhân gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn E.coli, ngoài ra còn do một số vi khuẩn khác như: Klebsiella species, Proteus, tụ cần khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm, lậu cầu…
Bên cạnh đó, các thói quen vệ sinh không đúng cách; nhịn tiểu thường xuyên; chế độ ăn uống không phù hợp… cũng là những tác nhân khiến bạn dễ bị viêm đường tiết niệu.
Vậy khi bị bệnh viêm đường tiết niệu có lây không? lý giải về vấn đề này, Bác sỹ chuyên khoa ngoại cấp I – Bác sĩ chuyên khoa Y – xã hội học cấp I Phùng Thanh Vân hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết:
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể lây lan từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục. Nếu quan hệ tình dục thường xuyên, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ:
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan viêm nhiễm ngược dòng lên tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng gây khó khăn trong việc thụ thai, thậm chí dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
- Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm có thể dẫn đến trạng thái xung huyết cơ quan sinh dục, do đó khi quan hệ tình dục sẽ gây khó chịu hoặc bỏng rát ở khu vực niệu đạo và bàng quang.
- Khi sinh hoạt tình dục lên đến cao trào, niệu đạo và bàng quang co bóp mạnh gây bất lợi cho đường tiết niệu. Tình trạng này kéo dài còn dẫn đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý của cả người bệnh lẫn bạn tình.
Phải làm sao khi bị bệnh viêm đường tiết niệu?
Ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu: đi tiểu rắt, tiêu buốt, đau rát khi đi tiểu; nước tiểu đục… bệnh nhân cần chủ động hẹn gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Hiện nay, tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội, các bác sỹ cho biết việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu sẽ được căn cứ vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe ở mỗi người, để sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị bệnh cụ thể.
- Điều trị bằng thuốc: Áp dụng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu ở giai đoạn nhẹ (cấp tính), sẽ được bác sỹ chỉ định sử dụng thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng, kháng viêm, giảm đau, mau chóng hồi phục các tổn thương do vi khuẩn gây ra.
- Điều trị bằng kỹ thuật miễn dịch nhiễm trùng đường tiểu thông qua dòng máy Laser bán dẫn: Được áp dụng đối với các trường hợp viêm đường tiết niệu giai đoạn mãn tính, dễ biến chứng, tái phát nhiều lần thì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y để tiêu diệt vi khuẩn, các bác sỹ còn vận dụng linh hoạt những ưu điểm mới từ dòng máy Laser bán dẫn.
Đây là dòng máy có chức năng tiêu diệt tận gốc các tác nhân gây bệnh, giảm phù nề, tấy đỏ vết thương ở vùng viêm nhiễm, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, hỗ trợ quá trình lên da non, phục hồi các vị trí tổn thương và đảm bảo giảm tình trạng tái phát sau khi điều trị.
- Đặc biệt, sau khi được điều trị bằng kỹ thuật miễn dịch nhiễm trùng đường tiểu thì người bệnh còn được sử dụng thêm thuốc đông y giúp thanh nhiệt bàng quang, thông niệu, mát gan, thải độc, tăng sức đề kháng, giúp việc đi tiểu dễ dàng hơn, vi khuẩn cũng bị tống ra ngoài theo đường này.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Trong thời gian điều trị, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
- Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Không nên nhịn tiểu, cần đi tiểu thường xuyên để đào thải các tác nhân gây bệnh ra ngoài.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học.