Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Viêm lưỡi bản đồ còn gọi là viêm lưỡi di chuyển hay ban đỏ di chuyển, đây là một dạng viêm nhiễm lành tính. Bệnh có thể tự khỏi nhưng sẽ cần được chú ý điều trị sớm nếu đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số tình trạng bệnh lý. Bệnh xảy ra ở 1 – 3% dân số hiện nay và gây ra nhiễm trùng, nứt lưỡi, cảm giác rất đau đớn, khó chịu, nhất là trẻ em. Chủ động tìm hiểu về bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ sẽ giúp phụ huynh xử lý đúng cách khi con có biểu hiện bất thường tại vị trí lưỡi.

benh-viem-luoi-ban-do-o-tre-em2

Nhận biết chính xác bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em chỉ tình trạng xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, tạo thành những vết loang trên bề mặt hoặc ở hai bên lưỡi. Đây là một dạng bệnh lành tính có thể tự khỏi hoặc cần điều trị nếu hiện tượng này là dấu hiệu của các diện bệnh lý khác mà trẻ đang mắc phải.

Phụ huynh có thể nhận biện chính xác bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em thông qua các triệu chứng sau:

  •  Hai bên lưỡi hoặc bên trên bề mặt lưỡi xuất hiện những vết đốm đỏ, có kích thước rất nhỏ, bề mặt mịn và có hình dáng bất thường.
  • Dạng tổn thương thường xuyên thay đổi về vị trí, kích thước và hình dạng.
  • Ở mức độ nặng hơn, các đốm đỏ sẽ loang rộng, sưng tấy, đau, khó chịu khiến trẻ quấy khóc, không chịu ăn hay bú.
  • Trẻ cảm thấy khó chịu khi nói, có những thay ddoooir về cảm nhận vị giác với gia vị, đồ ăn do các gai của lưỡi bị tổn thương.
  • Khó khăn khi nhai hoặc nuốt, đặc biêt khi các ổ việc có biểu hiện gia tăng về kích thước và bong tróc vảy.
  • Ở một số trẻ có biểu hiện nóng rát vùng miệng và lưỡi.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi những trẻ em thường bị hơn, nhất là những trẻ dưới 4 tuổi. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi tự biến mất, nếu qua thời gian này, phụ huynh nên cho trẻ đi khám để điều trị dứt điểm, tránh tái phát nhiều lần.

benh-viem-luoi-ban-do-o-tre-em

Tại sao xuất hiện bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em?

  •  Mất cân bằng về dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • Bệnh tích nước ngoài mô xuất hiện ở trẻ dễ mắc bệnh viêm da và niêm mạc, đây cũng là nguyên nhân khiến 1 – 3% dân số hiện nay bị bệnh viêm lưỡi bản đồ.
  • Trẻ bị thiếu hoặc do rối loạn quá trình trao đổi chất ở nhóm vitamin B: B1, B2, B6, B12,…
  • Trẻ bị mắc các bệnh về viêm gan, hội chứng kép hấp thu dinh dưỡng, bệnh về dạ dày, tá tràng,…cũng làm tăng nguy cơ bị viêm lưỡi bản đồ.
  • Nhiễm các loại virus gây ra bệnh nấm lưỡi bẩm sinh, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng,….
  • Ngoài ra, các yếu tố di truyền, phản ứng quá mạnh của cơ thể trước các loại vacxin, dùng thuốc kháng sinh liên cao, kéo dài, do màng nhầy của lưỡi bị tổn thương hoặc bị nhiễm giun,…cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh này ở trẻ.

Điều trị bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em như thế nào?

Bệnh viêm lưỡi bản đồ hầu hết lành tính và không cần can thiệp điều trị y khoa. Bệnh có thể kéo dài 7 – 10 ngày sẽ tự khỏi và tái phát lại nếu không có những điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt…

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Nên ăn các loại thức ăn lỏng, mềm, không quá nhiều gia vị cay nóng, kích thích cảm giác khó chịu, đat rát lâu se lành.
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày,…
  • Cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt là nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng, thể trạng của trẻ. Với những trẻ nhỏ thì phụ huynh có thể tăng lượng sữa trong ngày lên.

Nếu bệnh kéo dài trên 10 ngày và có biểu hiện trầm trọng hơn, trẻ có biểu hiện quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú,…thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Sau khi thăm khám khoang miệng và tình trạng viêm nhiễm, nổi sưng hạch ở cùng cổ,…bác sĩ sẽ kê những loại thuốc giảm đau, kháng sưng, tiêu viêm tránh viêm nhiễm, bội nhiễm gâu nứt lưỡi, đau đớn cho trẻ. Có thể bổ sung các vitamin nhóm B để điều trị dứt điểm bệnh lý này.

* Lưu ý: Phụ huynh không tự ý mua thuốc hoặc giã các loại lá thuốc dân gian đắp vào vị trí tổn thương. Điều này khiến lưỡi thêm tổn thương, thậm chí nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.