Bên cạnh một quy trình điều trị bệnh sỏi thận khoa học, tích cực thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn đóng vai trò rất quan trọng giúp hồi phục sức khỏe và hạn chế tối đa khả năng tái phát trong tương lai. Vậy nên, bị sỏi thận không nên ăn gì? dưới đây là một số thực phẩm mà bạn cần “loại khỏi thực đơn ăn uống” trong thời gian chữa trị bệnh sỏi thận.
Sỏi thận là kết quả của việc các chất hòa tan trong nước tiểu bị kết tủa lại và tích tụ thành sỏi. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng không tan và tích tụ trong cơ thể. Loại sỏi hay gặp nhất là sỏi canxi gồm canxi oxalat, canxi photphat và sỏi canxi oxalat photphat. Các loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.
Người bệnh bị sỏi thận không nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh sỏi thận không nên ăn trong khoảng thời gian mắc bệnh và điều trị bệnh:
Đạm động vật:
- Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
- Vì vậy, người bệnh nên giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm, cá và trứng…
Muối
- Nồng độ natri cao thúc đẩy sự tích tụ canxi trong nước tiểu.
- Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
Loại rau và quả giàu oxalate
- Tích tụ oxalate trong nước tiểu se làm tăng nguy cơ mặc bệnh sỏi thận.
- Vì thế bạn không nên sử dụng các loại rau quả giàu axalate: rau bina, củ cải đường, dâu…
Sữa
- Các sản phẩm từ sữa thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.
Khoai tây
- Hàm lượng kali trong khoai tây khá cao vì vậy nó cũng không phải là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh ở thận.
Uống rượu
- Uống rượu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất và độ kiềm trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Ngoài ra bạn cũng nên giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: trà đặc, cà phê, sô cô la, bột cám, ngũ cốc… đều không tốt cho sức khỏe người bệnh thận.
Trên đây là một số thực phẩm mà người bệnh sỏi thận không nên sử dụng nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày. Và để đảm bảo cho sức khỏe, mọi người nên thiết lập cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lí với đầy đủ dưỡng chất mà không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Bị sỏi thận nên ăn gì tốt nhất?
- Mỗi ngày nên bổ sung 2,5 – 3 lít nước lọc cho cơ thể giúp tránh bị sỏi thận, đồng thời ddafp thải những viên sỏi nhỏ nếu có ra bên ngoài.
- Thực phẩm giàu canxi như: sữa chua, phô mai, đậu phụ, hải sản, rau xanh đậm… và vitamin D. Tránh bổ sung canxi dược phẩm, bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Chất xơ không hòa tan được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và gạo, có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Đồng thời, chất xơ không hòa tan cũng tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột, vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi được hấp thụ.
- Ngoài ra người bệnh sỏi thận cũng không nên bỏ qua một số trái cây tươi như: cam, chanh, táo tươi, dứa… bởi trong các loại trái cây này đều chứa nhiều vitamin C dễ tan trong nước, có thể làm giảm cholesterol dư thừa trong cơ thể chuyển hóa thành axit trong dịch mật – thành phần chủ yếu tạo sỏi.
Trên đây là nhóm thực phẩm nên và không nên dành cho người bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần lưu ý, việc kiêng khem khi bị sỏi thận không nên ăn gì? cũng chỉ giúp tránh hình thành sỏi thận và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Vì thế, người mắc bệnh sỏi thận nên đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho từng giai đoạn.