Thông qua các chỉ số xét nghiệm máu mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh, xem có bị bệnh hoặc đang trong giai đoạn ủ bệnh với những dấu hiệu thể hiện qua những sai lệch trong công thức tổng phân tích máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, thể hiểu về các chỉ số trong bệnh án, người bệnh phải cần tới sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn để tránh những sai sót không đáng có trong việc phát hiện và điều trị bệnh.
Các loại xét nghiệm máu thường áp dụng
Xét nghiệm máu là hạng mục bắt buộc đối với cả nam và nữ khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, nếu người bệnh nhập viện trong tình trạng sức skhỏe yếu kém cũng sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để việc chẩn đoán dễ dàng và chính xác hơn. Thông thường, người khám bệnh sẽ được chỉ định thực hiện những xét nghiệm máu như sau:
- Xét nghiệm công thức máu: Loại xét nghiệm này cho biết số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và các tế bào máu khác, để biết người khám có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh máu hay không.
- Xét nghiệm viêm gan B: Giúp phát hiện bệnh viêm gan B.
- Xét nghiệm HIV: Nhằm phát hiện kháng thể virus HIV để phát hiện bạn có nhiễm HIV hay không.
- Xét nghiệm đường máu: Xét nghiệm này giúp phát hiện bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm mỡ máu: Loại này bao gồm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó có thể đánh giá được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các chỉ số xét nghiệm máu
Sau khi lấy mẫu máu và phân tích các chỉ số xét nghiệm máu cụ thể, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả có được để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân theo từng trường hợp cụ thể.
- Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC): 40-10 Giga / L.
- Số lượng hồng cầu (red blood cell count: RBC): 3,8-5,8 Tera / L.
- Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb): 12-16,5 g / dL.
- Khối hồng cầu (HCT: hematocrit) ở nam giới: 39-49% và nữ giới: 33-43%.
- Thể tích trung bình của một hồng cầu (mean corpuscular volume: MCV): 85-95 fL.
- Lượng Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin: MCH): 26-32 pg.
- Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin concentration: MCHC): 32-36 g/ dL.
- Độ phân bố hồng cầu (red distribution width: RDW): 10-16,5%.
- Số lượng tiểu cấu (platelet count: Plt): 150-450 Giga/L.
- Thể tích trung bình tiểu cầu (mean platelet volume: MPV): 6,5-11fL.
- Khối tiểu cầu (plateletcrit: Pct): 0,1-0,5 %.
- Độ phân bố tiểu cầu (platelet disrabution width: PDW): 6-18 %.
- Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (% neutrophils: NEUT%): 43-76 %.
- Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%): 17-48%.
- Tỷ lệ % bạch cầu mono (% monocytes: MON%): 4-8%.
- Tỷ lệ % bạch cầu ái toan (% eosinophils: EOS%): 0,1-7%.
- Tỷ lệ % bạch cầu ái kiềm (% basophils: BASO%): 0,1-2,5%.
- Số lượng bạch cầu trung tính (neurophil count hoặc neutrophils: Neut): 2-6,9 Giga/ L.
- Số lượng bạch cầu lympho (lymphocyte count hoặc lymphocytes: LYM ): 0,6-3,4 Giga/ L.
- Số lượng bạch cầu mono (monocyte count hoặc monocytes: MON#): 0,0-0,9 Giga/ L.
- Số lượng bạch cầu ái toan (eosinophil count hoặc eosinophils: EOS#): 0,0-0,7 Giga/ L.
- Số lượng bạch cầu ưa base (basophil count hoặc basophils: BASO): 0,0-0,2 Giga/ L.
Theo đó, các chỉ số xét nghiệm máu này sẽ tăng hoặc giảm tùy theo từng trường hợp bệnh lý cụ thể, và tương ứng với loại xét nghiệm mà người bệnh được yêu cầu thực hiện.
Cần lưu ý gì trước khi thực hiện xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu gần như đã trở thành hạng mục bắt buộc trong thăm khám sức khỏe tổng quát hay mỗi khi khám bệnh lý có liên quan. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết các xét nghiệm máu đều yêu cầu người bệnh nhịn ăn từ 6-8 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu máu, do đó nên thực hiện vào buổi sáng sau khi cơ thể đã thanh lọc sau một đếm nghỉ ngơi.
Lý dó là bởi, khi thu nạp thức ăn vào cơ thể, chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành được glucose. Lúc này, ruột sẽ hấp thụ đường và biến đổi thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Nên tại thời điểm sau khi ăn no, lượng đường trong máu tương đối cao và ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các xét nghiệm máu cũng đều phải nhịn ăn, ví dụ như: Xét nghiệm HIV, các xét nghiệm về miễn dịch, xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm bệnh ung thư…
Các xét nghiệm cần nhịn ăn mà bệnh nhân cần biết là:
- Xét nghiệm các bệnh về tim mạch: xét nghiệm triglyceride, HDL, Cholesterol, LDL
- Xét nghiệm bệnh tiểu đường: các xét nghiệm liên quan đến mỡ, đường
- Xét nghiệm bệnh về gan, mật: xét nghiệm ALT, AST, GGT
- Xét nghiệm bệnh Gout
Các chuyên gia khuyên rằng, đối với người trưởng thành, việc xét nghiệm máu tổng quát nên tiến hành 2 lần mỗi năm khi thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện những triệu chứng bệnh và điều trị ngăn chặn bệnh kịp thời thông qua các chỉ số xét nghiệm máu kể trên.