Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Viêm Nhiễm Phụ Khoa » Viêm niệu đạo nữ » Các nhóm máu cho và nhận theo biểu đồ huyết học

Các nhóm máu cho và nhận theo biểu đồ huyết học

Trong thực hành truyền máu, bệnh cạnh những tiêu chuẩn xét nghiệm nhằm phát hiện và ngăn ngừa các virus lây lan qua đường truyền máu, thì chúng ta cũng cần phải tuân thủ đúng nguyên tắc cơ bản về độ an toàn miễn dịch đó là không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. Bởi, nếu truyền máu không phù hợp có thể gây ra các tai biến quan trọng, thậm chí là dẫn tới tử vong. Vì thế, việc nắm được các nhóm máu cho và nhận là vô cùng cần thiết.

Các nhóm máu cho và nhận theo biểu đồ huyết học

Máu của con người được chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên các kháng nguyên riêng biệt trên hồng cầu. Hiện nay, khoa học đã phát hiện có hơn 30 hệ nhóm máu khác nhau, trong đó có 4 nhóm chính đó là: O, A, B và AB. Mỗi một nhóm máu sẽ mang những đặc trưng riêng, vì thế nếu truyền không đúng máu tương thích, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ.  Sau đây là các nhóm máu cho và nhận theo biểu đồ huyết học chính xác nhất.

+ Nhóm máu A:

Đây là nhóm máu khá phổ biến, chiếm khoảng 34.83%, và chỉ đứng sau nhóm máu O. Nhóm máu được đặc trưng bởi sự có mặt của kháng nguyên A  trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương. Chính vì vậy, những người có nhóm máu A có thể:

  • Tặng máu cho người có nhóm máu A và người có nhóm máu AB.
  • Nhận máu từ những người có nhóm máu O và nhóm máu A.

+ Nhóm máu B

Nhóm máu B được nhận xét là khá hiếm và chỉ chiếm 13.61%. Nhóm máu B được xếp sau nhóm máu AB. Nhóm máu có sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương. Do đó, người có nhóm máu B có thể:

  • Cho những người có nhóm máu B và những người có nhóm máu AB.
  • Nhận máu từ người có nhóm máu B hoặc O.

+ Nhóm máu AB

Khác với nhóm máu O, nhóm máu AB không phổ biến và chỉ chiếm 7.14%. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi sự xuất hiện của kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu. Nhóm máu AB không có kháng thể trong huyết tương. Do đó, người có nhóm máu AB có thể:

  • Cho những người thuộc nhóm máu AB.
  • Nhận máu từ tất cả những người có nhóm máu A, B, AB, O.

+ Nhóm máu O

Nhóm máu O được nhận xét là nhóm máu phổ biến nhất, chiếm 44.42%. Nhóm máu O không có kháng nguyên A và cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu. Tuy nhiên lại có cả hai kháng thể A và B trong tương huyết. Do đó, những người có nhóm máu O có thể:

  • Cho máu cho tất cả những người có nhóm máu A, B, AB, O.
  • Nhận máu từ những người có nhóm máu O.

Làm sao để xác định nhóm máu?

Để có thể xác định nhóm máu của mình bằng cách:

Xét nghiệm: Để có thể biết mình thuộc nhóm máu nào bằng cách xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ phân tích và thông báo bạn thuộc nhóm máu nào cũng như nên cho và nhận những nhóm máu nào.

Dựa trên nhóm máu của bố và mẹ: Bạn có thể suy ra nhóm máu của mình nếu biết nhóm máu của bố  và mẹ bằng cách dựa trên bảng nhận biết nhóm máu dưới đây:

  Nhóm máu của bố
A B AB O
 

 

 

 

 

Nhóm máu của mẹ

 

A

A hoặc O A, B, AB hoặc O A, B hoặc AB A hoặc O
 

B

A, B, AB hoặc O B hoặc O A, B hoặc AB  

B hoặc O

 

AB

 

A, B hoặc AB

 

A, B hoặc AB

 

A, B hoặc AB

 

A hoặc B

 

O

 

A hoặc O

 

B hoặc O

 

A hoặc B

 

O

 

Dựa vào bảng nhận biết nhóm máu bạn có thể suy luận như sau:

  • Nếu bố mẹ có nhóm máu O thì sinh con chắc chắn con sẽ mang nhóm máu O.
  • Nếu bố nhóm máu O, mẹ thuộc nhóm máu A, thì con sinh ra có thể mang nhóm máu O hoặc nhóm máu A.
  • Nếu bố thuộc nhóm máu B, mẹ thuộc nhóm máu A, thì con sinh ra có thể mang nhóm máu A, B, AB hoặc O

Nhận nhầm nhóm máu có sao không, có nguy hiểm không?

Nhận nhầm nhóm máu vô cùng nguy hiểm. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ kể tử khi truyền máu và hiện tượng này thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Người được truyền máu hoàn toàn có thể cảm nhận được những phản ứng này, như: nóng tại chỗ chuyền mái, cảm giác ớn lạnh, sốt và đau nhức ở lưng, hai bên sườn,…

Các phản ứng diễn ra cắt đứt hầu hết các tán huyết mạch, các hồng cầu của máu truyền vào đều bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận trong khi chúng vẫn còn các mạch máu bên trong. Các phản ứng đồng loạt có thể gây sốc, số lượng lớn mô sản sinh ra tế bào hồng cầu bị phá vỡ nên không kiểm soát được khả năng đông máu.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nắm được các nhóm máu cho và nhận. Để tham khảo thêm thông tin cũng như được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc, bạn có thể để lại số điện thoại ngay dưới bài viết này chúng tôi sẽ trực tiếp liên hệ với bạn hoặc gửi câu hỏi trực tiếp về thư mục tư vấn miễn phí ngay TẠI ĐÂY.

Bài liên quan

Ăn gì để tránh thai sau khi quan hệ an toàn hiệu quả 100%

Có rất nhiều biện pháp tránh thai an toàn được chị em áp dụng. Bên cạnh...

Hậu quả của viêm niệu đạo nếu không điều trị kịp thời, đúng cách

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở cả nam và nữ giới, nhưng tỷ lệ...

Một số phương pháp xét nghiệm viêm niệu đạo chị em cần biết

Viêm niệu đạo là một trong các bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ nhất...

Viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai: Những điều cần biết để tránh sảy thai

Khi mang thai sức đề kháng của nữ giới khá yếu chính vì thế các tác nhân có...

Chuyên gia giải đáp: Nhóm máu Rh âm tính là gì

Hỏi: “Chào bác sĩ! Mới đây tôi có theo dõi một chương trình trên tivi, thì...

[Hỏi – Đáp] Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không

Hỏi: “Chào bác sĩ! Tôi bị chậm kinh gần 1 tháng sau đó kinh nguyệt của tôi...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.