HIV là virus gây ra bệnh HIV/AIDS, có khả năng gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến hệ miễn dịch, đó là cơ hội các các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công và gây tử vong nhanh chóng. Người bệnh có thể sống được nhiều năm sau đó nhờ điều chỉnh hợp lý trong chế độ sinh hoạt hàng ngày kết hợp dùng ARV. Đặc biệt, phát hiện các triệu chứng của bệnh HIV càng sớm thì tuổi thọ của người bệnh càng được kéo dài, đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sang cộng đồng.
Các triệu chứng của bệnh HIV
Các triệu chứng của bệnh HIV hầu như rất khó để nhận biến và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Người bệnh khi đó trở thành nguồn lây cho những người xung quanh (nhất là bạn tình) mà không hề hay biết. HIV có thể tồn tại trong máu, dịch tiết âm đạo, tinh dịch, sữa mẹ…nếu không chú ý đề phòng sẽ khiến mầm bệnh lây truyền từ người sang người qua: máu, quan hệ tình dục không an toàn, mẹ truyền sang con.
Các triệu chứng lâm sàng của HIV trải qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn sơ nhiễm:
Xuất hiện sau 2 – 4 tuần khi có hành vi nguy cơ cao bị nhiễm HIV:
– Sốt từ 38 – 40o, đau đầu, mệt mỏi, choáng váng, nổi hạch ở cổ, nách, đau nhức toàn thân,..
– Phát ban trên da, thường gặp ở ngực, mặt, chân tay.
– Thấy ngứa, nôn/ buồn nôn, tiêu chảy, loét ở miệng hoặc bộ phận sinh dục,…
Giai đoạn không triệu chứng:
Đây là giai đoạn rất nguy hiểm, tròng khoảng 5 – 10 năm không có biểu hiện lâm sàng, bản thân người bệnh không biết bản thân nhiễm HIV nên dễ dàng trwor thành nguồn lây sang người khác.
Giai đoạn có triệu chứng:
- Xuất hiện bệnh lý hạch toàn thân, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Trên da, niêm mạc bị phát ban, sẩn ngứa, viêm loét miệng tái phát, nấm candida miêng tái diễn, âm đạo, viêm da tuyến bã,…
- Tình trạng tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, lao phổi.
- Thiếu máu, giảm tiểu cầu, sụ cân nhnah (dưới 10% trọng lượng cơ thể) không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn AIDS:
Thường kéo dài khoảng 2 năm. Đây là thời kỳ hệ miễn dịch suy giảm trầm trọng, gây ra các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội và các khối u.
- Sụt cân bất thường >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt, tiêu chảy kéo dài > 1 tháng.
- Các bệnh nhiễm trùng cơ hội xuất hiện: viêm phổi, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm thực quản, lao ngoài phổi, nhiễm khuẩn huyết, các bệnh lý liên quan não, ung thư cổ tử cung,…
- Các bệnh lý khối u lympho, Kaposi sarcoma,…cũng xuất hiện làm gia tăng nguy cơ tử vong sớm ở người bệnh.
Xử lý đúng cách khi phát hiện các triệu chứng của bệnh HIV
– Trước đó bạn đã từng có một trong số các hành vi sau đây, nên đến các cơ sở y tế để được tiến hành xét nghiệm càng sớm càng tốt:
- Bạn từng: tiêm chích ma túy, gái mại dâm, trai bao, có quan hệ tình dục với các đối tượng trên không dùng biện pháp bảo vệ an toàn,…
- Bạn bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bị lao và trước đó có quan hệ với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Người có quan hệ tình dục của những người dương tính với virus HIV.
- Bạn là bác sĩ, y tá, những người chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV.
- Bạn là phụ nữ có thai, trẻ sinh ra bởi những người mẹ bị nhiễm HIV, người cho và nhận máu, hiến/ nhận phủ tạng,…
– Nếu nằm trong số những đối tượng trê, bạn cần giữ bình tĩnh và nên tránh quan hệ tình dục cũng như có ý thức ngăn ngừa nguy cơ lây truyền mầm bệnh sang cộng đồng.
– Hiện nay, xét nghiệm vẫn là cách duy nhất giúp bạn xác định nhanh chóng và chính xác bản thân có bị nhiễm HIV hay không, nhờ việc tìm kháng thể (do cơ thể tiết ra để tiêu diệt HIV) hoặc kháng nguyên (một phần của virus HIV).
– Bạn nên tiến hành xét nghiệm vào những thời điểm sau để đảm bảo độ chính xác cao:
- Lần 1: 3 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ nhiễm HIV.
- Lần 2: Cách 3 tháng sau khi xét nghiệm lần 1 và không có bất cứ hành vi nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
- Đối với trẻ sơ sinh thì xét nghiệm sẽ thực hiện xét nghiệm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
– Nhiễm HIV là điều không ai mong muốn, tuy nhiên, nếu có kết quả dương tính với virus HIV (đã nhiễm bệnh), bạn cần hét sức bình tĩnh, sau đó hãy:
- Dừng các hành vi quan hệ tình dục dưới mọi hình thức, có ý thức chủ động phòng tránh nguy cơ lây nhiễm sang những người xung quanh.
- Trao đổi thẳng thắn với gia đình để hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như nguy cơ lây nhiễm trong quá trình sinh hoạt chung.
- Nếu quan hệ với chồng/ bạn tình sau khi có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV thì những người này cũng nên được làm xét nghiệm.
- Chú ý duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng, tuân thủ phác đồ điều trị ARV từ bác sĩ,…sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ, mạnh khỏe, tiết kiệm chi phí điều trị. Đây cũng là cách bạn bảo vệ chính mình và những người thân.