Ngoài việc học cách thích nghi với sự thay đổi về ngoại hình, tâm sinh lý, hay những khó khăn trong thời kỳ ốm nghén, rất nhiều chị em trong giai đoạn thai kỳ còn khổ sở bởi chứng chuột rút xảy ra thường xuyên. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này, cách chữa chuột rút khi mang thai hiệu quả, an toàn là gì? Dưới đây là những thông tin vô cùng hữu ích dành cho mẹ bầu.
Chuột rút (vọp bẻ) là sự co cơ không tự ý, gây đau ở đùi, bắp chân và chân, thường xảy ra vào ban đêm, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kì.
Lý giải vì sao chị em thường xuyên bị chuột rút khi mang thai?
Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra lý do vì sao chị em phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, một số yếu tố được coi là tác động đến sức khỏe của chị em và dẫn đến hiện tượng chuột rút được chỉ ra bao gồm:
Suy nhược cơ thể
- Vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải… dẫn đến chứng co cứng cơ thường xuyên.
Cơ thể thiếu canxi
- Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kì cuối, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé.
- Vì thế, nếu bị thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút, chuột rút…
Trọng lượng tăng nhanh
- Do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút, nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì, bà bầu càng xảy ra hiện tượng chuột rút thường xuyên hơn.
Dây chằng bị kéo căng
- Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng…
Chuột rút trong thời kỳ mang thai không chỉ khiến mẹ bầu đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về cách chữa chuột rút khi mang thai hiệu quả, nhằm hạn chế tối đa việc gặp phải, giúp cho quá trình mang thai thuận lợi, an toàn.
Cách chữa chuột rút khi mang thai hiệu quả nhất?
Hiện tượng chuột rút thường bắt đầu từ tháng thứ ba của thai kỳ và xảy ra thường xuyên hơn khi tuổi thai lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ, sức khỏe của thai phụ.
Vậy nên, cách chữa chuột rút khi mang thai mà chị em nên biết đó là:
- Cách 1: Căng duỗi cơ ở mức cực đại, duỗi thẳng đầu gối, túm lấy bàn chân và kéo ngược lại về phía mình. Đầu tiên bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhưng sau đó cơn đau do chuột rút sẽ dịu dần.
- Cách 2: Xoa bóp nhẹ nhàng các cơ với một trai nước ấm (hoặc khăn nhúng nước nóng) để giúp các cơ thư giãn. Đi bộ một vài phút cũng sẽ giúp chân bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Cách 3: Khi bị chuột rút, bạn cần nhẹ nhàng duỗi và cong chân, cong các đầu ngón chân vài lần và đứng trên một bề mặt lạnh để giúp giảm co thắt cơ.
Trong một số trường hợp, khi đã co duỗi chân và đứng trên bề mặt lạnh nhưng không giảm tê chân, bạn nên đến gặp bác sĩ, vì có thể chuột rút xảy ra do cục máu đông tắc nghẽn mạch.
Cách phòng ngừa chứng chuột rút khi mang thai hiệu quả?
Bác sỹ Hương cho biết, hiện chưa có cách nào để phòng ngừa triệt để hiện tượng chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, để hạn chế thấp nhất nguy cơ gặp phải, chị em cần lưu ý:
- Cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết từ thực đơn hàng ngày theo sự tư vấn chỉ định của bác sỹ.
- Co duỗi các bắp chân thường xuyên vào ban ngày và một vài lần trước khi đi ngủ.
- Tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu.
- Nằm nghiêng về phía bên trái để cải thiện tuần hoàn máu từ chân đi lên, có thể kê chân lên gối mềm khi nằm.
- Sử dụng biện pháp mát-xa chân bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá… để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được thư giãn và hoạt động tốt hơn.
- Mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.
Trên đây là những thông tin lý giải về hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu cũng như các cách chữa chuột rút khi mang thai an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn và em bé luôn khỏe mạnh!