Trẹo quai hàm còn gọi là sái quai hàm, xảy ra khi có chấn động mạnh, đột ngột hoặc ở một số trường hợp có diễn biến từ từ khiến người bệnh ít chú ý hoặc phản xạ không kịp. Tình trạng này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, kéo dài. Đừng quá lo lắng, những cách chữa trẹo quai hàm dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu này.
Trẹo quai hàm và những nguyên nhân thường gặp
– Khớp hàm là một khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có tác dụng giúp xương hàm dưới hoạt động nhịp nhàng. Tuy nhiên, khi phần khớp này bị lệch đi, trật khỏi vị trí ban đầu một cách đột ngột hoặc dần dần sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhai, nuốt, vận động cơ hàm,…
Ở những trường hợp trẹo quai hàm đột ngột thường là do các nguyên nhân sau:
- Nằm ngủ sai tư thế: nằm sấp, nghiêng thường xuyên.
- Nghiến răng khi ngủ.
- Ngáp mạnh hoặc cố nhai đồ ăn quá cứng, quá dai,…
- Tai nạn gây chấn thương vùng quai hàm.
– Với những trường hợp trẹo quai hàm thuộc về bệnh lý mãn tính, dấu hiệu lâm sàng không rõ ràng nên khó phát hiện. Bệnh thường bắt đầu với những triệu chứng như:
- Mỏi cơ hàm, nhất là khi vận động cơ hàm: nhai, nói, ngáp,…
- Cảm giác đau lúc đầu chỉ xuất hiện khi nhai, sau đó đau cả khi không nhai, dần lan ra quanh vùng quai hàm, khớp thái dương và vùng đầu.
- Khó khăn khi há miệng to.
- Nghe thấy âm thanh lục cục ở khớp thái dương khi há miệng.
- Có thể xuất hiện các hiện tượng kèm theo như: ù tai, chóng mặt, răng bị lung lay,…
Các triệu chứng thường diễn biến chậm, thành từng đợt, có thể đau âm ỉ, hết sau vài ngày – vài tuần rồi hết, khiến bệnh nhân chủ quan bỏ qua.
Nguyên nhân của tình trạng trẹo quai hàm ở những trường hợp này thường do những bất thường về răng, các cơ ở cổ và vai luôn trong tình trạng căng cứng do các hoạt động mang vác nặng gây ra hoặc căng thẳng, stress gây ra trẹo quai hàm.
Cách chữa trẹo quai hàm an toàn, hiệu quả
Khi bị sái quai hàm nhiều người tự ý hoặc nhờ người nắn lại quai hàm, khiến quai hàm bị sai nặng hơn, gây khó khăn cho điều trị và đau đớn cho bệnh nhân, thậm chí còn có những biến chứng nguy hiểm như méo miệng.
Đặc biệt, trẹo quai hàm không được điều trị sớm sẽ gây ra những tổn thương tại khớp thái dương, làm nhuyễn sụn khớp, thoái hóa, dẫn đến dinh khớp xương hàm. Nguy hiểm nhất là thủng đĩa khớp, làm xơ cứng toàn bộ vùng hàm khiến người bệnh không thể há miệng ra được.
Hiện nay, điều trị trẹo quai hàm được tiến hành tại các cơ sở y tế như sau:
– Điều trị xâm lấn: mài chỉnh răng, loại bỏ những vướng cộm ở hàm dưới, chỉnh hình các răng bị lệch hoặc phẫu thuật trực tiếp vào khớp hàm…tạo ra sự thoải mái khi vận động cơ hàm về sau.
Điều trị không xâm lấn:
- Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp vật lý trị liệu, dùng tay nắn xương quai hàm của bệnh nhân, đồng thời cho bệnh nhân đeo một thiết bị trị liệu vào hàm để đưa xương hàm trở lại vị trí ban đầu.
- Bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Không ngáp to, cười lớn đột ngột, cắn xé các đồ ăn quá cứng hoặc quá dai.
- Sử dụng khăn ấm để chườm vào vị trí đau, co cứng khi bị chuột rút.
- Sống lành mạnh, vui vẻ, giảm căng thẳng.
- Nhai đồ ăn bằng cả hai bên hàm thay vì một bên.
- Áp dụng vật lý trị liệu với những bài tập cơ bản cho hàm và cổ, các động tác massage vùng mặt một cách nhẹ nhàng nhiều lần sẽ giúp quai hàm dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Hoặc điều trị bằng thuốc cũng giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.
Với những chia sẻ vừa rồi mong rằng đã giúp bạn đọc biết cách chữa trẹo quai hàm an toàn, hiệu quả. Điều trị đúng cách tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng – hàm – mặt sẽ giúp tình trạng sái quai hàm của bạn nhanh chóng được cải thiện.