Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm đơn giản mà chính xác

Cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm đơn giản mà chính xác

Không chỉ xét nghiệm máu mới biết được nhóm máu mà bạn có thể kiểm tra được mình đang mang nhóm máu gì mà không cần phải xét nghiệm nhưng vẫn cho kết quả chính xác. Dưới đây là cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm đơn giản, chính xác tại nhà, bạn có thể áp dụng để biết mình có nhóm máu gì mà không cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu.

Tìm hiểu về nhóm máu

Khi nói về nhóm máu là nói đến các protein – các kháng nguyên – tồn tại trên bề mặt của tế bào hồng cầu.

Mặc dù có đến hàng trăm loại kháng nguyên khác nhau ở trên bề mặt của tế bào hồng cầu nhưng những thứ quan trọng nhất là các nhóm A, B, AB và O.

Nếu bạn có nhóm máu A thì nghĩa là bạn có kháng nguyên A bao phủ tế bào hồng cầu. Còn có nhóm máu B thì có kháng nguyên B. Nhóm máu O thì lại không có kháng nguyên A và kháng nguyên B, còn nhóm máu AB thì có cả hai loại kháng nguyên A và B.

Việc truyền nhầm nhóm máu sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người được nhận máu vì máu chứa các kháng thể bảo vệ nó trước các kháng nguyên ngoại lai khác. Ví dụ, người nhóm máu A nếu truyền cho nhóm máu B có thể gây tử vong vì kháng thể của họ sẽ tấn công tế bào máu truyền vào.

Hệ thống Rh trong nhóm máu là gì?

Ngoài hệ thống nhóm máu ABO, còn có hệ thống Rh. Hệ thống Rh thì có Rh+ (dương) và Rh- (âm).

Tình trạng âm hoặc dương tính này sẽ được kèm với nhóm máu ABO. Ví dụ như, nếu bạn nhóm A và có Rh+ thì bạn sẽ được xếp là A dương tính. Nếu không có thì bạn sẽ là A âm tính. Các nhóm máu khác cũng tương tự như vậy.

Làm sao biết mình thuộc nhóm máu nào?

Có 5 cách để bạn biết được mình có nhóm máu gì trong hệ thống các nhóm máu một cánh chuẩn xác nhất đó là:

  • Làm xét nghiệm máu tổng quát.
  • Hỏi bác sĩ riêng của bạn về nhóm máu được ghi trong hồ sơ bệnh án.
  • Đi hiến máu nhân đạo.
  • Sử dụng công cụ xác định nhóm máu mua trên mạng
  • Sử dụng công cụ nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm

Cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm đơn giản mà chính xác cao

Có một số cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm mà bạn có thể áp dụng như là:

  1. Biết được nhóm máu của bố mẹ hoặc anh chị em ruột

Nếu bạn chưa từng đi xét nghiệm máu nhưng bạn muốn biết nhóm máu của mình thì bạn có thể hỏi người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh chị em ruột. Nếu bố mẹ cùng 1 nhóm máu thì bạn sẽ cùng nhóm máu đó của bố mẹ. Nếu bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu O thì bạn có thể nhóm máu A hoặc O. Các nhóm máu khác cũng tương tự.

  1. Nhận biết được nhóm máu nhờ dụng cụ kiểm tra nhóm máu

Chuẩn bị: Thiết bị nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm: bạn có thể nhờ xin dụng cụ kiểm tra nhóm máu miễn phí ở cơ sở y tế hoặc mua 1 bộ trên mạng. Bộ dụng cụ kiểm tra nhóm máu đều đi kèm với kim nhọn để đâm vào đầu ngón tay và thẻ kiểm tra.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn lấy kim chích đầu ngón tay và lấy 1 giọt máu rồi cho giọt máu lên mỗi vùng của thẻ kiểm tra. Lưu ý là tất cả vùng trên thẻ kiểm tra đều có chứa kháng thể để phản ứng với kháng nguyên trong tế bào máu.
  • Tiếp theo: bạn sử dụng tăm tre mới để quét đều máu lên mỗi vùng của thẻ kiểm tra nhằm tạo ra đốm máu vón cục.

Đọc kết quả như sau:

  • Máu không vón cục sẽ là nhóm máu O
  • Máu vón cục xuất hiện ở vùng anti-A sẽ là nhóm máu A.
  • Máu vón cục xuất hiện ở vùng anti-A, anti-B sẽ là nhóm máu AB
  • Máu vón cục xuất hiện ở vùng anti-B sẽ là nhóm máu B

Nhóm máu nào phổ biến nhất

Có một cuộc khảo sát thì tỷ lệ nhóm máu của dân số nói chung cụ thể như sau:

  • Nhóm máu O+ chiếm khoảng 37,4%
  • Nhóm máu O- chiếm khoảng 6,6%
  • Nhóm máu A+ là khoảng 35,7%
  • Nhóm máu A- là khoảng 6,3%
  • Nhóm máu B+ chiếm khoảng 8,5%
  • Nhóm máu B- là khoảng 1,5%
  • Nhóm máu AB+ là khoảng 3,4%
  • Nhóm máu AB- là khoảng 0,6%

Lưu ý: Đây chỉ là tỷ lệ nói chung, bởi ngoài ra thì nhóm máu có sự khác biệt đôi chút dựa trên nền tảng sắc tộc. Chẳng hạn như người da vàng mang nhóm máu B  nhiều hơn người da trắng, nhóm máu O lại phổ biến hơn trong cộng đồng người gốc Tây Ban Nha.

Nhóm máu di truyền như thế nào?

Nhóm máu được di truyền từ bố hoặc mẹ. Ví dụ: nếu bố nhóm máu A và mẹ nhóm máu B thì con có thể nhóm máu A hoặc B hoặc AB. Nếu bố nhóm máu O, mẹ nhóm máu A thì con có thể nhóm máu A hoặc O.

Nhóm máu có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Nhóm máu không ảnh hưởng gì cho sức khỏe cả. Tuy nhiên những người thuộc nhóm máu cụ thể nào đó có thể sẽ mang những đặc điểm nào đó trùng hợp với sức khỏe của họ. Ví dụ như, những người thuộc nhóm máu A thì có xu hướng gia tăng các bệnh nhiễm trùng, ung thư cao hơn. Nhưng cũng chưa chắc những người thuộc nhóm máu A sẽ mắc các căn bệnh này.

Có thể đổi nhóm máu không?

Nói chung, câu trả lời là không. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ đó là việc cấy ghép tủy xương sẽ làm thay đổi nhóm máu của bạn thành nhóm máu của người hiến tủy, vì hồng cầu được tạo ra trong tủy.

Trên đây là những thông tin về nhóm máu và cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm mà vẫn chính xác.

Nếu còn có những thắc mắc liên quan đến nhóm máu và sức khỏe, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi theo số điện thoại: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

 

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.