Hỏi:
“Chào bác sỹ, gần đây tôi thường xuyên gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu… Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, xanh xao… Tôi đã rất lo lắng và có đi khám sức khỏe tổng quát. Bác sỹ yêu cầu thực hiện khá nhiều xét nghiệm, trong đó có bước làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, sau khi nhận kết quả tôi thấy trên giấy xét nghiệm máu có ghi chỉ số HgB mà không thấy bác sỹ giải thích phần này. Vì vội vàng quá tôi cũng không hỏi lại bác sỹ được, vậy nên hôm nay mong bác sỹ lý giải về chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? Điều này có nói lên tình trạng sức khỏe của tôi không? Cảm ơn bác sỹ rất nhiều.”
Nguyễn Thúy (42 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh).
Đáp:
Chào chị Thúy,
Trước tiên, các bác sỹ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi rất cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục “Bệnh nhân hỏi – Bác sỹ trả lời”. Ngay sau đây, để lý giải những thắc mắc của chị Thúy, Bác sĩ chuyên khoa cấp II – Ngô Việt Thành sẽ cung cấp những thông tin mà bạn đang quan tâm.
Giãi mã chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì?
Dựa vào kết quả xét nghiệm máu có thể cho chúng ta biết được rất nhiều về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ bác sỹ phát hiện những bệnh lý nguy hiểm, khi chúng còn ở trong giai đoạn tiềm ẩn và chưa phát bệnh, sớm có biện pháp điều trị kịp thời, bảo vệ cho sức khỏe tốt hơn.
Vậy nên, trong kết quả xét nghiệm máu thường cho ra rất nhiều chỉ số khác nhau, mỗi chỉ số đều có ý nghĩa riêng. Vậy chỉ số HgB nói lên điều gì?
Bác sỹ Thành cho hay, HB hay Hg có tên khoa học là Hemoglobin, tức chỉ lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu.
Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Lượng huyết sắc tố sẽ thể hiện chính xác nhất tình trạng thiếu máu. Đặc biệt trong những tình trạng thiếu máu do nguyên nhân mãn tính.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường cùng giới, cùng lứa tuổi, sống trong cùng một môi trường sống. Người bình thường, hemoglobin trên 14 (tức 14 g/dl). Chỉ khi nào xuống quá thấp dưới 8 mới đáng lo ngại.
Ngoài ra, giá trị của chỉ số cũng thay đổi tùy giới tính. Thường nằm trong khoảng từ 13 -18 g/dl đối với nam giới. Và 12 – 16 g/dl đối với nữ (tính theo đơn vị quốc tế tương ứng là 8.1 – 11.2 millimole/l và 7.4 – 9.9 millimole/l).
Chỉ số HgB trong máu bao nhiêu là nguy hiểm?
Từ những phân tích ở trên cho thấy, chỉ số HgB thể hiện sự phân loại các mức độ thiếu máu mãn tính dựa vào lượng huyết sắc tố. Tuy nhiên, chỉ số này mang tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
- Nếu HgB trên 100g/l là thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu.
- Từ 80-100 g/l là thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu.
- Từ 60-80 g/l là thiếu máu nặng, cần truyền máu (tùy theo tình trạng lâm sàng).
- Nếu có chỉ số HgB dưới 60 g/l là cần truyền máu cấp cứu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp lượng hemoglobin sẽ tăng khi bị mất nước, bị bệnh tim, bệnh phổi và giảm trong thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu. Hoặc trường hợp kết quả có thể cho sai số khi lấy mẫu máu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục…