Trang chủ » Bệnh phụ khoa » Chữa bí tiểu khi mang thai

Chữa bí tiểu khi mang thai

Trong giai đoạn thai kỳ, ngoài cảm giác nôn/ buồn nôn, tức ngực, nhạy cảm với mùi vị, thay đổi thói quen ăn uống, đau mỏi lưng,…thai phụ còn gặp phải tình trạng bí tiểu, gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đừng quá lo lắng, những chia sẻ ngay say đây về cách chữa bí tiểu khi mang thai sẽ giúp chị em nhanh chóng giải quyết vấn đề này.

benh-bi-tieu-khi-mang-thai2

Tại sao bí tiểu thường gặp trong giai đoạn thai kỳ

Bí tiểu là một trong những biểu hiện rất thường gặp trong 3 – 4 tháng đầu tiên của giai đoạn thai kỳ, thai càng lớn thì tình trạng này càng tồi tệ hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chứng bí tiểu khi mang thai:

  •  Nhu cầu tiểu tiện phụ thuộc vào những tín hiệu báo “đầy” của bàng quang. Tuy nhiên, khi mang thai, tín hiệu này có sự sai lệch do sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang, khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn. Có cảm giác muốn đi tiểu những không tiểu được nhiều.
  • Nhiều chị em có thói quen nhịn tiểu tiện khiến lượng nước tiểu bị tồn đọng trong bàng quang quá lâu làm căng chướng bàng quang quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bộ phận này bị suy giảm chức năng co bóp và cảm nhận lượng nước tiểu đã đầy thực sự. Hệ lụy là thai phụ gặp khó khăn khi đi có nhu cầu tiểu tiện.
  • Tình trạng bí tiểu cũng thường gặp ở những thai phụ bị mắc các bệnh lý viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi bàng quang,… Sự xâm nhập và mức độ tấn công của vi khuẩn gây rối loạn hoặc làm suy giảm chức năng của các bộ phận này khiến mẹ bầu rất dễ bị bí tiểu, kèm theo tiểu rát, tiểu buốt rất khó chịu.

Chữa bí tiểu khi mang thai

Bí tiểu khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân và phát hiện càng sớm, thời gian chị em phải sống chung với tình trạng này càng được rút ngắn nhanh chóng.

Bí tiểu thường được nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Cơ thể luôn trong trạng thái bứt rứt, khó chịu.
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhưng việc tiểu tiện khó khăn, bị tiểu són, dòng nước tiểu yếu, lượng nước tiểu ít, hoặc không đi tiểu được.
  • Với những trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng tại đường tiết niệu còn gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rát.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, không tập trung được vào công việc.
  • Cảm thấy khó thở khi nằm, thấy dễ chịu hơn khi có điểm dựa lưng.

Tình trạng này kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của mẹ bầu, từ đó có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn thai kỳ.

benh-bi-tieu-khi-mang-thai

Do đó, khi có những biểu hiện bất thường, gây khó chịu khi tiểu tiện, chị em có thể lưu ý những vấn đề sau:

Trước tiên cần thay đổi thói quen trong ăn uống và chế độ sinh hoạt hàng ngày:

  • Bỏ thói quen nhịn tiểu sẽ giúp bàng quang không bị căng tức, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bộ phận này.
  • Nhiều người bị bí tiểu chủ động uống ít nước để giảm số lần đi tiểu. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ rất sai lầm, nên uống nhiều nước để giúp đường tiết niệu hoạt động trơn tru, đồng thời lượng nước này sẽ làm loãng vi khuẩn, giúp  thận, bàng quang đào thải các độc tố, vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể.
  • Mẹ bầu có thể chườm ấm phần bụng dưới rốn cũng có tác dụng giảm một số triệu chứng do bí tiểu gây ra.

– Nếu những thay đổi này không giúp tình trạng bí tiểu được cải thiện thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Đặc biệt, nếu do vi khuẩn gây ra, bạn cần được chữa trị bằng thuốc nhằm  loại bỏ mầm bệnh, hồi phục khả năng co bóp và nhận diện tín hiệu cảm giác của bàng quang, nhờ đó giúp chị em tiểu tiện dễ dàng hơn.

– Không được tự ý sử dụng thuốc (bao gồm tây y, đông y hoặc thuốc trong dân gian) khi chưa có sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ sản khoa, điều này  ẩn nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Bài liên quan

Nguyên nhân ngứa vùng kín ra nhiều khí hư?

Bạn gái em năm nay 21 tuổi. Chúng em đã quan hệ nhiều lần rồi. Cách đây tầm...

Nguyên nhân ngứa vùng kín ra nhiều khí hư?

Bạn gái em năm nay 21 tuổi. Chúng em đã quan hệ nhiều lần rồi. Cách đây tầm...

Dấu hiệu viêm phụ khoa

Nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam...

Lý do khiến chị em bị ngứa vùng kín về đêm

Ngứa vùng kín về đêm – một triệu chứng không ít chị em hiện nay gặp phải...

Viêm phần phụ là gì?

Bệnh viêm phần phụ hiện nay khá phổ biến với khoảng hơn 30% tỷ lệ chị em...

Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Vừa qua có không ít chị em đặt câu hỏi với bác sỹ rằng viêm vùng chậu có...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.