Trang chủ » Tin liên quan » Chụp X quang có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chụp X quang có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hỏi:

“Bác sỹ ơi! Bác sỹ cho cháu hỏi chụp X –quang có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Bởi cháu có thai nhưng lại không biết, cách đây 1 tuần cháu có đi chụp X-quang ở lồng ngực vì cảm thấy hơi tức ngực và khó thở ạ. Hiện nay thai của cháu đã đc 8 tuần rồi rồi ạ. Mong bác sỹ tư vấn giúp. Cháu xin cảm ơn.”

Thanh H – Ba Đình, Hà Nội

Yeuxa***@gmail.com

Đáp:

Để giúp bạn H có câu trả lời lời cho vấn đề chụp X quang có ảnh hưởng đến thai nhi không. Bác sỹ chuyên sản Phụ khoa cấp I Nguyễn Thị Lan Hương – với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản Phụ khoa – phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé

Trong y học, chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác. Thông thường, máy chụp X-quang sẽ phát ra các chùm tia X, các tia X này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các mô đặc như xương sẽ cản một số tia X lại, giúp bác sỹ có thể nhìn thấy xương, răng, gãy xương…

Bên cạnh đó, phim X – quang còn giúp bác sỹ tìm ra và chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường không thể nhìn thấy được. Ngoài ra, chụp X-quang còn giúp phát hiện được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.

Chụp X quang có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Giải thích về vấn đềchụp X quang có ảnh hưởng đến thai nhi không? – bác sỹ Nguyễn Lan Hương cho biết: Tia X là dạng bức xạ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ (tùy vào nồng độ tác dụng, tuổi thai và thời gian tiếp xúc…) nhưng mức độ ảnh hưởng này thường rất nhỏ vì tia X dùng trong y khoa có liều bức xạ rất, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại cho thai nhi.

Tuy nhiên, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiễm liều bức xạ lớn hơn 5rad. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tia X có thể gây ra nguy cơ ung thư (nếu bị nhiễm liều bức xạ từ 2- 6 rads), bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi (nhiễm liều bức xạ > 5 rads).

  •  Thông thường, nếu trường hợp bạn chụp X-quang vùng cánh tay, chân, đầu, răng hoặc ngực, thì cơ quan sinh sản của bạn không phải tiếp xúc trực tiếp với các tia X-quang. Vì vậy, việc này không ảnh hưởng đến thai nhi nếu bạn được chụp X- quang đúng kỹ thuật.
  • Tuy nhiên, nếu bạn chụp X – quang tại vùng thân dưới của người mẹ như bụng, xương chậu, lưng dưới, thận,.. có thể khiến thai nhi phải chịu tác động trực tiếp với tia X-quang.

Như vậy, với trường hợp của bạn H, bạn đừng quá lo lắng, bạn mới chỉ chụp X- quang 1 lần, và chỉ chụp X-quang tại vùng ngực thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi là hầu như không có, tuy nhiên, để đảm bảo tốt cho sự phát triển của em bé thì em nên khám định kỳ đều đặn tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tầm soát và chẩn đoán những bất thường thai nhi nhé.

Bên cạnh đó, trong thời gian mang thai, trước khi sử dụng các loại thuốc (thuốc uống và thuốc bôi), kể cả vitamin, canxi, sắt, thuốc dưỡng thai… cần có sự thăm khám và chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cách dùng thuốc nào cho phù hợp và tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Cách giảm thiểu rủi ro khi chụp X-quang?

  • Nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ là mình đang có thai và được chỉ định chụp X-quang, bạn hãy nói với các bác sỹ. Điều này rất quan trọng, ngay cả trong những tuần rất sớm của thai kỳ.
  • Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu mang thai nào như chậm kinh, buồn nôn, nôn, đau ngực, mệt mỏi,… thì trước khi chụp bạn phải kiểm tra xem có thai không hoặc nói với bác sỹ trước khi chụp X-quang vùng bụng.
  • Khi chụp X – quang bạn có thể yêu cầu được mặc áo chì để bảo vệ cơ quan sinh sản của mình. Điều này sẽ ngăn chặn thiệt hại trên gene, gây hại đến những đứa con tương lai của bạn.
  •  Nếu bất cứ khi nào bác sỹ yêu cầu bạn phải chụp X-quang, bạn hãy nói cho bác sỹ biết về lần chụp X-quang trước đó (nếu có) để bác sỹ cân nhắc về sự cần thiết của việc chụp X-quang với bạn.

Hy vọng với những thông tin về vấn đề chụp X-quang có ảnh hưởng đến thai nhi không? hy vọng đã giúp cho bạn H và các chị em phụ nữ khác có thêm những thông tin hữu ích.

Nếu vẫn còn băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được các bác sỹ chuyên khoa Phụ sản tư vấn và giải đáp cụ thể.

 

 

 

Bài liên quan

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt

Giải đáp: Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt?

Sau sinh có nên dùng sữa rửa mặt là điều khiến rất nhiều chị em quan tâm...

Chuyên gia giải đáp: Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?

Rất nhiều chị em băn khoăn liệu quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không? Trong...

GÓC TÌM HIỂU: TINH TRÙNG DÍNH VÀO TAY SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Quan hệ bằng tay là một hình thức quan hệ tình dục đang được rất nhiều...

[ GIẢI ĐÁP ] Đi đái nhiều có phải thận yếu?

Đi đái nhiều có phải thận yếu không? Bệnh này nguy hiểm ra sao? Có cách nào...

Chữa đau răng cho bà bầu bằng lá lốt

Đau răng không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng mà còn ảnh hưởng...

Liệu rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không?

Rửa tay bằng xà phòng có sạch tinh trùng không? Thông thường tinh trùng có thể...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.