Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Có nên ăn thịt lợn gạo?

Có nên ăn thịt lợn gạo?

Hỏi:

“Bác sĩ ơi, cho tôi hỏi có nên ăn thịt lợn gạo không ạ? Vì thời gian gần đây tôi đọc trên báo thấy thông tin nhiều người bị nhiễm sán do ăn thịt lợn gạo. Tôi đang rất lo lắng vì trước đây gia đình tôi cũng từng sử dụng thịt lợn làm nguồn thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Rất mong các chuyên gia giải đáp về những nguy cơ lây bệnh khi ăn thịt lợn gạo và phải làm gì trong trường hợp bị nhiễm sán? Tôi xin chân thành cảm ơn”.

Nguyễn Thị Nga (Cầu Giấy – Hà Nội, nganguyen****@gmail.com)

co-nen-an-lon-gao

Đáp:

Vụ việc trẻ mầm non bị nhiễm sán lợn trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đang gây rúng động dư luận với hàng loạt thông tin xoay quanh về vấn đề an toàn thực phẩm. Theo đó, nguồn thực phẩm chính là thịt lợn chính là nguyên nhân gây nhiễm sán. Vậy, ăn thịt lợn gạo sẽ nguy hiểm như thế nào và có nên ăn thịt lợn gạo?

Thịt lợn nấu chín sẽ không còn nguy hiểm

Sán lợn một loại bệnh đã tồn tại từ rất lâu với loài người, căn bệnh gần như đã bị lãng quên này, đã dậy sóng khi vào hồi tháng 2 phụ huynh của trường Mầm non Thanh Khương phát hiện thịt lợn trong bữa ăn của trẻ bị nhiễm sán.

Sự việc này, đã dần nóng lên khi mà một số trẻ bị sốt, được gia đình đưa đi điều trị và được chẩn đoán nhiễm sán. Đỉnh điểm vào ngày 15/3, rất nhiều phụ huynh ở Bắc Ninh đã đưa con ra Hà Nội để xét nghiệm do nghi ngờ con nhiễm giun sán.

Một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm là khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán hay thịt lợn gạo thì có nhiễm bệnh hay không?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh khẳng định, nếu không may ăn phải thịt lợn gạo mà thịt đó được nấu sôi, chín thì sán trưởng thành và ấu trùng sán đều chết nên nguy cơ nhiễm sán rất thấp, tuy nhiên không phải là không có. Vậy, có nên ăn thịt lợn gạo không? Câu trả lời chắc chắn là không, khi bạn không rõ về nguồn gốc thực phẩm đã qua kiểm định hoặc không được nấu chín.

San gao 1

Thịt lợn nhiễm bẩn nguy hiểm khi nào?

Chị Nga thân mến, để trả lời rõ hơn cho câu hỏi của chị về việc có nên ăn thịt lợn gạo và khi ăn thịt lợn lợn gạo, sán có chạy đi khắp cơ thể hay không? Các chuyên gia cho biết, ăn phải thịt lợn hay thực phẩm chưa nấu chín sẽ có nguy cơ nhiễm sán cao, đặc biệt đối với thịt lợn gạo. Ở đây sẽ nếu ăn phải sán lợn (trưởng thành, trứng sán, ấu trùng sán) sẽ xảy ra 3 tình huống:

  • Tình huống thứ nhất, thường gặp sán lợn là sẽ theo phân và được đào thải ra ngoài.
  • Tình huống hai, sán lợn lưu hành tại thống tiêu hóa mà gây bệnh tại chỗ.
  • Tình huống ba, nhiễm ấu trùng sẽ vào máu và đi khắp các cơ quan trong cơ thể, và có thể xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào của cơ thể, từ da cho cả ở não.

Hiện nay, vẫn chưa có tỷ lệ nghiên cứu sán vào cơ thể bao nhiêu đi ra ngoài, ở lại ruột và đi vào mạch máu, nhưng đi vào máu là rất hiếm và khi sán đi lạc chỗ thường sẽ có triệu chứng.

Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, trong trường hợp ăn phải thịt lợn có sán lợn, nếu chưa nấu chín thì chắc chắn nhiễm bệnh. Giun sán khi vào cơ thể sẽ khu trú vào ruột tùy theo từng loại vòng đời của giun, sán, ấu trùng trong một khoảng thời gian nhất định từ 15-20 sẽ được thải ra ngoài. Sán lợn nguy hiểm khi đi lạc chỗ như lên não, vào gan hoặc các cơ, trường hợp này rất hiểm xảy ra.

Ăn thịt lợn có sán bao lâu sẽ nhiễm bệnh?

Các chuyên gia cho biết, bệnh sán lợn gạo lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa, cụ thể:

  •  Ấu trùng sán dây lợn xâm nhập và phát triển ở các tổ chức cơ của lợn. Các nang sán tập trung thành từng hạt màu trắng đục, kích thước như hạt gạo, chính là hình ảnh ‘lợn gạo’ mà nhiều người biết đến. Con người ăn thịt lợn đó rồi bị nhiễm bệnh sán lợn gạo. Tuy nhiên, ấu trùng sán chết sau 1 giờ ở nhiệt độ 50-60 độ C. Vì vậy nếu không nấu chín thức ăn thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Ấu trùng sán dây lợn có trong phân của con người hoặc lợn mang bệnh. Khi không đảm bảo vệ sinh, ấu trùng đó sẽ lẫn vào rau, quả, nguồn nước. Con người sử dụng mà không rửa kĩ, nấu chín sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh sán dây lợn.

Người chỉ mắc sán dây lợn nhưng không điều trị, đốt sán già trào ngược lên dạ dày, giải phóng ấu trùng sán. Như vậy, người đó từ việc nhiễm sán dây lại chuyển thành nhiễm kết hợp cả sán dây lợn và ấu trùng, làm bệnh nặng hơn rất nhiều.

Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người có thể lên tới 10 – 20 năm. Sau khi ăn phải sán lợn gạo, khoảng 10 – 15 ngày sau, xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA sẽ cho kết quả bệnh nhân có nhiễm sán hay không.

Có nên ăn thịt lợn gạo hay không? Chị Nga thân mến, vì sức khỏe của cả gia đình chị cần mua thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc an toàn, nấu chín để loại bỏ mầm mống bệnh tật. Và tuyệt đối không sử dụng thịt lợn gạo, tức là thịt lợn đã nhiễm giun sán.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.