Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Đặt vòng tránh thai bao lâu thì có kinh nguyệt?

Đặt vòng tránh thai bao lâu thì có kinh nguyệt?

Hỏi:

Cháu 25 tuổi và đã sinh con đầu lòng được gần 6 tháng nay. Vì sợ có bầu khi con còn nhỏ nên cháu đã chủ động đi đặt vòng tránh thai khi mới sinh con được hơn 3 tháng, nhưng đến hiện tại kinh nguyệt của cháu không đều như trước. Cháu rất lo lắng không biết tình trạng này của cháu có bình thường hay không? Đặt vòng tránh thai thì bao lâu có kinh nguyệt?

Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn ạ.

(Mai Thị Khanh – Nam Sách, Hải Dương)

dat-vong-tranh-thai-bao-lau-thi-co-kinh

Trả lời:

Chào bạn Khanh!

Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ những lo lắng của mình đến chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Lắng nghe những ý kiến chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa Phụ sản I Nguyễn Thị Lan Hương, hiện đang công tác tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.

Đặt vòng tránh thai bao lâu thì có kinh nguyệt?

Vòng tránh thai là một trong những biện pháp giúp phòng tránh nguy cơ mang thai ngoài ý muốn an toàn, hiệu quả và ngày càng được nhiều chị em lựa chọn.

Thông thường, sau khi đặt vòng tránh thai sẽ không ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo của phụ nữ và việc chu kỳ này quay lại nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật đặt vòng, kiêng cữ của bạn sau tiến hành cũng như cơ địa của từng người.

Với trường hợp của bạn, từ thời điểm đặt vòng đến nay là hơn 2 tháng, kinh nguyệt có biểu hiện không đều (chu kỳ kinh nguyệt chưa trở lại). Đây là hiện tượng bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ những lý do sau:

  •  Tùy theo cơ địa cả từng người mà sự trở lại của chu kỳ kinh nguyệt trở lại sẽ khác nhau, có trường hợp đưa vòng tránh thai vào tử cung, chị em bị trễ tới tận 3 tháng. Tác dụng phụ của vòng tránh thai có thể gây rối loạn nội tiết và khiến kỳ kinh đến chậm hơn.
  • Trễ kinh cũng là cách cơ thể phản ứng lại trước vòng tránh thai. Nội tiết bị rối loạn khiến kỳ kinh chưa quay lại. Tất cả sẽ như trước đây khi cơ thể quen với sự hiện diện của vòng tránh thai trong tử cung, nội tiết sẽ nhờ đó mà ổn định hơn.
  • Có trường hợp vòng tránh thai bị tuột, bạn mang thai ngoài ý muốn cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không xuất hiện (trường hợp này ít xảy ra).

Trong trường hợp này, bạn không nên quá lo lắng, hãy theo dõi ít nhất trong khoảng 3 kỳ kinh nguyệt. Thông thường trong 3 tháng đầu đặt vòng tránh thai kinh nguyệt của chị em sẽ bị rối loạn, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 trở đi kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Nếu sau 3 tháng, vẫn chưa thấy kinh nguyệt trở lại hoặc kinh nguyệt có rồi biến mất vào chu kỳ tiếp theo thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện nguyên nhân. Nếu do cơ thể không phù hợp với việc đặt vòng tránh thai, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp tránh thai phì hợp hơn dành cho bạn.

Những lưu ý cần ghi nhớ khi đặt vòng tránh thai

  •  Không làm việc nặng, chú ý nghỉ ngơi, nhất là ngay sau khi mới tiến hành đặt vòng. Không leo cầu thang nhiều hoặc vận động mạnh, nhất là quan hệ tình dục (nên kiêng ít nhất 2 tuần) để tử cung không bị tổn thương. Điều này giúp bạn không còn lo lắng về vấn đề đặt vòng tránh thai bao lâu thì có kinh nguyệt?
  • Không thụt rửa quá sâu vào âm đạo dễ gây ra hiện tượng viêm nhiễm, khí hư ra nhiều. Hãy rửa nhẹ nhàng bên ngoài bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh dạng nhẹ.
  • Nếu đặt vòng thấy khó chịu, cảm thấy đau khi quan hệ, mất kinh quá 3 tháng,…đó là dấu hiệu bất thường và bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra sớm.

Kiểm tra vòng và tái khám định kỳ:

Bạn có thể tự kiểm tra vòng tránh thai bằng cách: dùng ngón tay (đã được vệ sinh sạch sẽ) đưa vào âm đạo, nếu thấy dây vòng ngắn hơn bình thường thì có thể vòng nằm lệch vị trí. Trường hợp không thấy dây thì có thể vòng bị tuột, nguy cơ mang thai ngòa ý muốn rất cao.

Cùng với việc tự kiểm tra vị trí vòng tránh thai, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để đảm bảo bòng tránh thai luôn nằm đúng vị trí và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng tránh thai của vòng.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.