Hỏi:
Chào bác sĩ, hiện tại cháu đang thấy bụng bị đầu, căng cứng, ậm ạch khó tiêu, dù ăn gì cháu cũng thấy người rất khó chịu. Thời gian đầu cháu nghĩ do ăn uống linh tinh, lại thường xuyên thức khuya ôn thi nên tiêu hóa có vấn đề, nhưng gần 2 tuần nay, cháu vẫn thấy triệu chứng đó. Bắt đầu từ hôm qua, nhất là sáng vội đi học chưa kịp ăn thì thấy người nôn nao, ợ hơi, ợ chua.
Bác sĩ cho cháu hỏi, có phải cháu bị đau dạ dày không? Nếu bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.
(Trịnh Thúy Hằng – Xuân Trường, Nam Định)
Trả lời:
Chào Hằng!
Chúng tôi rất hiểu lo lắng của cháu về tình trạng sức khỏe hiện tại. Để giúp cháu có lời giải đáp chính xác cho những thắc mắc như trên, chúng tôi đã có trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa và ghi nhận nhiều thông tin hữu ích:
Đau dạ dày và cách nhận biết chính xác bệnh
Đau dạ dày là một trong diện bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến, có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu đến từ:
- Dịch vị trong dạ dày tăng tiết acid HCL gây dư thừa so với mức cần thiết để tiêu hóa thức ăn.
- Sự suy giảm của lớp nhầy trên niêm mạc dạ dày (lớp trong cùng của dạ dày có nhiệm vụ trung hòa, ngăn cản sự ảnh hưởng của acid lên thành dạ dày.
Đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày, nồng độ acid quá nhiều sẽ tấn công vào thành dạ dày dễ dàng do lớp chất nhầy bị suy yếu. Hệ quả là các vết loét xuất hiện, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, nhất là khi dạ dày trống.
Những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là những chịu chứng khó tiêu có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Nếu không được điều trị sớm và có những điều chỉnh về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thì người bệnh sẽ thấy xuất hiện cảm giác đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa, phân đen, nôn ra máu,….
Với những triệu chứng mà cháu đã chia sẻ, rất có thể do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không khoa học, suy nghĩ nhiều trong thời gian ôn thi nên dạ dày bị ảnh hưởng. Khả năng khá cao cháu đang bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Tốt nhất hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác. Việc này cháu nên tiến hành sớm để tránh dẫn đến những biến chứng đáng tiếc như: xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày mãn tính, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Với những người bị đau dạ dày, không nên ăn quá no hoặc để quá đói sẽ làm thúc đẩy quá trình tăng tiết dịch vị, khiến dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn. Bánh mì sẽ là giải pháp tình thế cho bạn những lúc thế này. Vì sao lại vậy?
- Bánh mì (nhất là phần ruột mềm) rất xốp, có khả năng thấm hút tốt. Dựa vào đặc tính này, bánh mì khi được đưa vào trong dạ dày sẽ giúp thấm hút lượng acid dư thừa nhanh hơn. Nhờ đó mà lượng acid được giảm bớt, gần về mức trung hòa, cân bằng, bảo vệ thàn dạ dày khỏi sự bào mòn của acid HCL theo thời gian.
- Bánh mì giúp cân bằng acid trong dịch vị, do đó cũng hỗ trợ làm sẽ lành các vết viêm loét trong dạ dày hiệu quả.
Do đó, nếu dạ dày của bạn có dấu hiệu khó chịu như trên vừa chia sẻ, bên cạnh việc thăm khám sớm, bạn nên bổ sung thêm bánh mì vào bữa ăn của mình để giúp cải thiện tình trạng hiện tại.
Những lưu ý cho người bị đau dạ dày khi lựa chọn bánh mì
- Cháu nên ưu tiên chọn những loại bánh mì được làm từ các loại ngũ cốc nguyên càm. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và tinh bột dồi dào, rất tốt cho cơ thể và có khả năng thấm hút dịch vị tốt hơn.
- Hạn chế sử dụng bánh mì trắng, loại bột được sử dụng đã được tẩy trắng, hàm lượng dinh dưỡng không đảm bảo, cũng không thực sự tốt cho những bệnh nhân bị đau dạ dày.
- Cháu chỉ nên sử dụng phần ruột mềm bên trong của bánh mì, chúng rất mềm, xốp, không gây cạ xát làm tổn thương dạ dày, đồng thời, khả năng thấm hút dịch vị tốt hơn phần vỏ ngoài.
- Cháu chỉ nên sử dụng bánh mì, không kèm theo các thực phẩm ăn kèm: pate, bơ, phô mai,….sẽ khiến bạn khó tiêu hóa và giảm khả năng thấm hút của bánh mì.
* Lưu ý: Sử dụng bánh mì chỉ có tác dụng tức thời trong việc giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày, hoàn toàn không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Bên cạnh việc dùng bánh mì, hãy bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây tươi: chuối tiêu chín, bí đỏ, khoai lang, cải,… Kiêng sử dụng các loại gia vị có tính cay nóng, chua hoặc quá mặn. Hãy ưu tiên lựa chọn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế chiên rán,….sẽ giúp hệ tiêu hóa của cháu được cải thiện đáng kể.
Với một số chia sẻ vừa rồi về vấn đề: đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? mong rằng sẽ giúp cháu hiểu hơn về căn bệnh này, cũng như có những điều chỉnh phù hợp trong chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Chúc cháu sức khỏe và thành công trong cuộc sống.