Quai bị đã có vacxin phòng ngừa nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay, với bệnh lý này chỉ có thể tập trung chữa trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi mầm bệnh ngăn ngừa biến chứng, cũng như khả năng lây nhiễm sang cộng đồng. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh quai bị là cách thiết thực nhất giúp bạn đọc bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân.
Nhận diện chính xác dấu hiệu bệnh qua bị trong thực tế
Quai bị là một một bệnh nhiễm virus toàn thân cấp tính, rất đặc trưng bởi tình trạng sưng tuyến mang tai và các tuyến nước bọt khác do một một loại Paramyso virus gây ra. Bệnh rất dễ lây nhiễm từ người sang người thông qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, nước bọt và khi dùng chung đồ dùng cá nhân.
Bênh thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi 5 – 14 và dễ tạo thành dịch, nhất là trong môi trường học đường, khu vui chơi,…Bệnh quai bị chỉ bị một lần trong đời.
Bệnh quai bị tiến triển theo các thời kỳ và được nhận biết thông qua các triệu chứng lâm sàng như sau:
* Thời kỳ ủ bệnh (18 – 21 ngày) và thường không có biểu hiện lâm sàng.
* Thời kỳ khởi phát:
– Thường bắt đầu bởi triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, các cơ đau mỏi, hay đau đầu, ăn uống kém.
– Đau họng và đau góc hàm.
– Ấn vào vùng tuyến nước bọt nằm dưới mang tai thấy đau.
– Cơn đau sẽ dần lan sang mỏm chũm – khớp thái dương hàm- góc dưới của xương hàm khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động cơ hàm: nhai, nuốt, ngáp, nói chuyện,…
* Thời kì toàn phát:
– Viêm tuyến mang tai:
+ Tuyến mang tai có biểu hiện sưng to, tấy đỏ, da căng bóng, không nóng, ấn vào thấy đau, có tính đàn hồi.
+ Sưng tấy diễn ra ở khoảng 2 – 3 ngày đầu. Đau nhức 1 bên, lan sang bên còn lại và tuyến nước bọt khác. Có trường hợp sưng cả tuyến dưới hàm, dưới lưỡi khiến cổ bạnh ra, mặt bị biến dạng.
– Sốt cao kéo dài 38 – 390C, kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, vận động cơ hàm khó khăn.
– Xuất hiện hạch ở góc hàm sưng to và đau.
* Thời kỳ hồi phục:
Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau, nhỏ dần, vận động cơ hàm dễ dàng hơn.
Nên làm gì khi xuất hiện dấu hiệu bệnh quai bị?
Bệnh quai bị không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và có những điều chỉnh hợp lý trong chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiển: Viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy cấp, viêm não, viêm màng não,…ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản sau này của cả nam và nữ giới.
Vậy, khi có những dấu hiệu bệnh quai bị, đâu mới là hướng xử lý đúng cách, hiệu quả?
– Có khoảng 15 – 20% bệnh nhân mắc quai bị không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, đặc biệt là tuyến nước bọt không sưng to nên khó nhận biết. Do đó, bên cạnh việc tiêm vacxin phòng tránh quai bị từ nhỏ, nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nhất là sau khi có tiếp xúc với người bị bệnh quai bị, hãy liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh lý cũng như tình trạng bệnh hiện tại.
– Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị virus quai vị. Chủ yếu vẫn là điều trị tập trung vào giảm bớt các triệu chứng quai bị cho đến khi tình trạng nhiễm trùng thuyên giảm và biến mất (khoảng 10 – 15 ngày):
- Cách ly khoảng 2 tuần cho đến khi người bệnh hết sưng tuyến mang tai.
- Người bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh nguy cơ lây lan.
- Hạn chế vận động, nên nằm nghỉ ngơi, chườm ấm vùng tuyến sưng; dùng thuốc hạ sốt, giảm đau (cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc này).
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 – 3 lần/ ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Kiêng tanh, đồ nếp.
- Nếu có biểu hiện viêm tinh hoàn: nên mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, giảm căng tức, kết hợp dùng thuốc Corticoid.