Trang chủ » Sức khỏe thưởng thức » Dấu hiệu viêm tai giữa

Dấu hiệu viêm tai giữa

Sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng ở tai giữa, khiến tích tụ dịch trong tai, người bệnh rất đau đớn, khó chịu. Bệnh không được điều trị sớm dễ khiến viêm nhiễm lây lan vào sâu bên ngoài khiến màng nhĩ bị xơ hóa, bị thủng, giảm thị lực, viêm xương chũm,…thậm chí ở mức độ nặng hơn, bệnh có thể gây biến chứng: viêm màng não, apxe ngoài màng cứng, apxe não,…rất nguy hiểm.

Tìm hiểu các dấu hiệu viêm tai giữa là cách tốt nhất giúp bạn điều trị kịp thời, đúng cách, bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân khỏi bệnh lý này.

trieu-chung-viem-tai-giua

Những dấu hiệu viêm tai giữa thường gặp

Bệnh viêm tai giữa có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ sơ sinh đến người già. Tuy nhiên, theo thống kê, bệnh thường xảy ra ở khoảng 80% trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

– Các chuyên gia cho biết, nhiễm trùng đường hô hấp trước đó là nguyên nhân chings khiến vi khuẩn, virus dễ dàng lây sang tai và gây ra tình trạng nhiễm trùng tại đây. Khi ống nối tai giữa với họng bị tắc, dịch sẽ tụ lại phía sau màng nhĩ.

Vi khuẩn thường phát triển trong dịch, có thêm nhữn điều kiện thuận lợi như: sức đề kháng suy giảm, bị cảm lạnh, thời tiết, dị ứng, môi trường ô nhiễm,….chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ và gây viêm nhiễm, đau đớn.

Một số dấu hiệu viêm tai giữa thường gặp trong điều trị thực tế bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức bên trong tai thường là dấu hiệu viêm tai giữa thường gặp nhất.
  • Viêm nhiễm dễ gây ra sốt >39oC, người bệnh khó chịu, cáu gắt và khó ngủ.
  • Thấy dịch màu vàng, trong hoặc có máu từ tai.
  • Người bệnh gặp vấn đề về khả năng nghe, phản ứng rất kém về âm thanh.
  • Chán ăn, ăn uống kém, không ngon miệng.
  • Nếu ở trẻ em, các bé thường dùng tay để dụi hoặc kéo vành tai khi bên trong tai có cảm giác khó chịu. Phụ huynh nên hết sức lưu ý đến những biểu hiện bất thường và lặp lại ở trẻ.

Bệnh thường xảy ra qua 3 giai đoạn: xung huyết – ứ mủ – vỡ mủ, các triệu chứng càng biểu hiện rõ ràng ở những thời điểm cuối. Phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị khỏi, tránh gặp phải biến chứng cũng như nguy cơ tái phát sau này.

Nên làm gì khi có những dấu hiệu viêm tai giữa?

– Khi bản thân có những dấu hiệu như trên hoặc quan sát trẻ có sự bất thường liên quan đến tai, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng thăm khám đúng cách.

Các triệu chứng đỏ, sưng kèm theo mủ và dịch ở tai ngoài, màng giữa,…sẽ được quan sát qua biểu hiện lâm sàng hoặc thông qua thiết bị soi trong tai, đo sự thay đổi áp suất trong tai,…để có kết luận chính xác và hướng chữa trị phù hợp.

Hiện nay, điều trị bằng thuốc kháng sinh vẫn là sự lựa chọn tối ưu, an toàn cho những người bị viêm tai giữa.

  • Nếu như màng nhĩ không thủng có thể dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa.
  • Nếu màng nhĩ bị thủng có thể nhỏ tai trong 3 – 4 ngày đầu giúp ngăn cản hình thành các ổ mủ gây bít tắc ống. Sau đó rửa sạch bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già,…

– Nếu điều trị bằng thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cần phải chích rạch màng nhĩ hoặc nạo viêm amidan.

Nếu bệnh nhân biến chứng và việc điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, thì phẫu thuật hòm nhĩ và khoét xương chũm sẽ là lựa chọn cuối cùng.

viem-tai-giua-nen-an-gi

Chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, cũng như để kết quả điều trị mang lại hiệu quả cao, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

  • Phòng ngừa cảm lạnh thông thường, rửa tay trước khi ăn, không dùng chung đồ ăn, thức uống. Chú ý hơn đến những trẻ ngay từ nhỏ đã có những vấn đề về đường hô hấp.
  • Tránh khói thuốc lá, nhất là với trẻ em. Người lớn nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ.
  • Nếu bú bình, hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi thẳng, không nên cho trẻ ăn khi đang nằm.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, nhất là phần tai luôn sạch sẽ.

Nhận biết chính xác các dấu hiệu viêm tai giữa có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh lý này. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc tự nhỏ tai tại nhà có thể khiến bệnh tình thêm nặng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

Bài liên quan

Mẹo khử mùi hôi vùng kín mà chị em nào cũng nên biết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa khiến cho việc sinh hoạt vợ chồng trở...

Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có hàm lượng dưỡng chất cao với...

Quá trình cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không?

Cọ xát bên ngoài nhiều lần có thai không? Đối với những cặp đôi còn thiếu...

Bà bầu uống trà đào được không?

Trà đào là một trong những thức uống ngon và mang đến nhiều lợi ích tuyệt...

Huyệt dũng tuyền nằm ở đâu và cách bấm huyệt dũng tuyền chữa bệnh

Trong đông y, bấm huyệt dũng tuyền có nhiều công dụng chữa bệnh như ho dai...

Giả đáp: chảy máu chân răng nên ăn gì?

Chảy máu chân răng nên ăn gì? Nên làm gì để cải thiện tình hình hiện...

Xem thêm

Chuyên đề bệnh

Chuyên đề giới thiệu

Đội ngũ chuyên gia

Chuyên đề bệnh

Bệnh bao quy đầu

Chuyên đề bệnh

Rối loạn xuất tinh

Chuyên đề bệnh

Bệnh viêm phụ khoa

Chuyên đề bệnh

Viêm lộ tuyến CTC

Chuyên đề bệnh

Phá thai an toàn

Chuyên đề bệnh

Bệnh lây qua đường TD

Chuyên đề bệnh

Khám SK tiền hôn nhân

Đăng ký để nhận tin mới mỗi ngày

Copyright © 2018 All rights reserved. Doctor X nắm bản quyền nội dung số phát hành từ website này. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Doctor X tại địa chỉ doctorx.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Doctor X.